Hồ sơ thiết kế nồi hơi và bình chịu áp lực phải có những nội dung nào?
Hồ sơ thiết kế nồi hơi và bình chịu áp lực phải có những nội dung nào?
Tại tiểu mục 2.1.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH có quy định như sau:
...
2. Quy định về thiết kế và chế tạo nồi hơi, bình chịu áp lực
2.1. Những quy định về thiết kế nồi hơi và bình chịu áp lực
...
2.1.2. Hồ sơ thiết kế phải có:
2.1.2.1- Các bản vẽ kết cấu các bộ phận chịu áp lực, trong đó ghi đầy đủ các kích thước, chi tiết các mối hàn, yêu cầu kỹ thuật và vật liệu sử dụng, bao gồm cả que hàn và dây hàn.
2.1.2.2- Bản vẽ tổng thể thiết bị, trong đó chỉ rõ vị trí, quy cách và số lượng các thiết bị phụ đi kèm, các thiết bị đo kiểm, an toàn.
2.1.2.3- Thuyết minh tính toán sức bền các bộ phận chịu áp lực và các tính toán cần thiết liên quan. Bản thuyết minh phải chỉ rõ số hiệu tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế cũng như tên các tài liệu kỹ thuật được tham chiếu khi tính toán thiết kế.
2.1.2.4- Các bản thuyết minh về lắp đặt, kiểm tra thử nghiệm và hướng dẫn sử dụng an toàn. Các yêu cầu bắt buộc hoặc cần lưu ý (nếu có) khi chế tạo, lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa.
...
Theo đó, hồ sơ thiết kế nồi hơi và bình chịu áp lực phải có những nội dung sau:
- Các bản vẽ kết cấu các bộ phận chịu áp lực, trong đó ghi đầy đủ các kích thước, chi tiết các mối hàn, yêu cầu kỹ thuật và vật liệu sử dụng, bao gồm cả que hàn và dây hàn.
- Bản vẽ tổng thể thiết bị, trong đó chỉ rõ vị trí, quy cách và số lượng các thiết bị phụ đi kèm, các thiết bị đo kiểm, an toàn.
- Thuyết minh tính toán sức bền các bộ phận chịu áp lực và các tính toán cần thiết liên quan. Bản thuyết minh phải chỉ rõ số hiệu tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế cũng như tên các tài liệu kỹ thuật được tham chiếu khi tính toán thiết kế.
- Các bản thuyết minh về lắp đặt, kiểm tra thử nghiệm và hướng dẫn sử dụng an toàn. Các yêu cầu bắt buộc hoặc cần lưu ý (nếu có) khi chế tạo, lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa.
Hồ sơ thiết kế nồi hơi và bình chịu áp lực phải có những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Phải kiểm tra những hạng mục nào trong quá trình chế tạo nồi hơi và bình chịu áp lực?
Tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH có quy định như sau:
...
2. Quy định về thiết kế và chế tạo nồi hơi, bình chịu áp lực
...
2.3. Những quy định về kiểm tra trong quá trình chế tạo nồi hơi và bình chịu áp lực
2.3.1. Người chế tạo phải lập quy trình kiểm tra trong quá trình chế tạo nồi hơi, bình chịu áp lực và phải thực hiện theo đúng quy trình kiểm tra. Nội dung của quy trình kiểm tra phụ thuộc vào hệ thống quản lý chất lượng của từng cơ sở chế tạo nhưng bắt buộc phải bao gồm các công đoạn kiểm tra tối thiểu quy định tại các Điều 2.3.2, 2.3.3, 2.3.4 và 2.3.5 dưới đây.
2.3.2. Kiểm tra vật liệu chế tạo:
2.3.2.1. Vật liệu sử dụng để chế tạo nồi hơi, bình chịu áp lực phải có văn bản xác nhận chất lượng, đặc tính của vật liệu do người sản xuất, người bán vật liệu cấp bằng bản gốc hoặc bản sao có xác nhận sao y bản chính.
2.3.2.2. Khi không có các văn bản trên thì cơ sở chế tạo phải tiến hành kiểm tra thử nghiệm vật liệu trước khi đưa vào chế tạo.
Các chỉ tiêu phải kiểm tra là:
a. Thành phần nguyên tố kim loại và đối chiếu với mã hiệu kim loại tương đương.
b. Giới hạn bền, giới hạn chảy và các chỉ tiêu cần thiết khác phục vụ cho chế tạo, lập hồ sơ.
2.3.3. Kiểm tra các công đoạn gia công chi tiết:
2.3.3.1. Người chế tạo phải thực hiện kiểm tra các công đoạn gia công chi tiết theo đúng quy trình kiểm tra đã lập.
2.3.3.2. Tất cả các sai lệch về kích thước và hình dạng so với thiết kế khi gia công các chi tiết (kể cả các sai lệch nằm trong miền dung sai cho phép do người thiết kế quy định) phải được ghi chép cụ thể.
2.3.3.3. Đối với các chi tiết được gia công bằng công nghệ ép miết (nóng hoặc nguội) phải kiểm tra để xác định chiều dày nhỏ nhất cho phép sau khi gia công. Kết quả đo chiều dày phải được ghi chép cụ thể.
2.3.3.4. Đối với các chi tiết được gia công hàng loạt, người chế tạo phải thực hiện kiểm soát công nghệ, đảm bảo dung sai chế tạo trong phạm vi thiết kế cho phép và thực hiện kiểm tra như quy định của khoản 2, 3 của điều này theo xác xuất của từng lô hàng.
2.3.4. Kiểm tra công đoạn hàn:
2.3.4.1. Người chế tạo phải lập các quy trình công nghệ hàn áp dụng cho các loại mối hàn trên thiết bị.
2.3.4.2. Kiểm tra giấy chứng nhận hàn áp lực của thợ hàn mới bố trí họ hàn các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi và các bình chịu áp lực đúng quy định ghi trong giấy chúng nhận (thợ hàn áp lực và giấy chứng nhận hàn áp lực được quy định tại Điều 8.3 của Quy chuẩn này).
2.3.4.3. Kiểm tra chất lượng mối hàn: Người chế tạo phải tiến hành kiểm tra chất lượng các mối hàn tại các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi, bình chịu áp lực tối thiểu theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
2.3.5. Thử thủy lực trước khi xuất xưởng
Nồi hơi và bình chịu áp lực phải được thử thủy lực trước khi xuất xưởng. Áp suất và thời gian thử thuỷ lực và đánh giá kết quả thử phải tuân thủ theo quy định của tiêu chuẩn áp dụng trong thiết kế, chế tạo nhưng không thấp hơn quy định của tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành về kỹ thuật an toàn.
Việc thử thuỷ lực phải được một hội đồng nghiệm thu và ký biên bản, trong hội đồng bắt buộc tối thiểu phải có 2 thành viên có chức danh hoặc chức danh tương đương:
- Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở ủy quyền;
- Nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm.
2.3.6. Các kết quả kiểm tra, thử nghiệm phải được lưu giữ tại cơ sở chế tạo trong 5 năm tính từ ngày xuất xưởng.
Theo đó, phải kiểm tra những hạng mục sau trong quá trình chế tạo nồi hơi và bình chịu áp lực:
- Kiểm tra vật liệu chế tạo:
- Kiểm tra các công đoạn gia công chi tiết
- Kiểm tra công đoạn hàn
- Thử thủy lực trước khi xuất xưởng
Mẫu biên bản kiểm tra nồi hơi và bình chịu áp lực được lập như thế nào?
Hiện nay, biên bản kiểm tra nồi hơi và bình chịu áp lực được thực hiện theo Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH, cụ thể:
Tải Mẫu biên bản kiểm tra nồi hơi và bình chịu áp lực: Tại đây.
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?