Hồ sơ thi nâng ngạch công chức gồm những giấy tờ gì?

Cho tôi hỏi hồ sơ thi nâng ngạch công chức gồm những giấy tờ gì? Câu hỏi từ chị P.T.B.H (Gia Lai).

Hồ sơ thi nâng ngạch công chức gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ Điều 36 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ nâng ngạch công chức:

Hồ sơ nâng ngạch công chức
1. Hồ sơ thi nâng ngạch công chức:
a) Sơ yếu lý lịch công chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thi nâng ngạch, có xác nhận của cơ quan quản lý, sử dụng công chức;
b) Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng công chức về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi theo quy định;
c) Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch dự thi;
Trường hợp công chức có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của ngạch dự thi thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Trường hợp công chức được miễn thi môn ngoại ngữ hoặc môn tin học quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 37 Nghị định này thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
d) Các yêu cầu khác theo quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức dự thi.
2. Hồ sơ xét nâng ngạch công chức:
Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ xét nâng ngạch công chức còn có bản sao các văn bản minh chứng về tiêu chuẩn, điều kiện xét nâng ngạch công chức quy định tại Điều 31 Nghị định này.

Theo đó, hồ sơ thi nâng ngạch công chức gồm những giấy tờ sau đây:

- Sơ yếu lý lịch công chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thi nâng ngạch, có xác nhận của cơ quan quản lý, sử dụng công chức;

- Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng công chức về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi theo quy định;

- Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch dự thi;

Trường hợp công chức có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của ngạch dự thi thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Trường hợp công chức được miễn thi môn ngoại ngữ hoặc môn tin học thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

- Các yêu cầu khác theo quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức dự thi.

Hồ sơ thi nâng ngạch công chức

Hồ sơ thi nâng ngạch công chức

Bao nhiêu điểm thì trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch công chức?

Căn cứ Điều 38 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về xác định người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch, cụ thể như sau:

Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch
1. Có số câu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng môn thi quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 37 Nghị định này, trừ trường hợp miễn thi.
2. Có kết quả điểm bài thi môn chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại khoản 4 Điều 37 Nghị định này đạt từ 50 điểm trở lên, trường hợp thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp hoặc tương đương thì phải đạt từ 100 điểm trở lên (trong đó điểm bài thi viết đề án và bài thi bảo vệ đề án phải đạt từ 50 điểm trở lên của mỗi bài thi) và lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu nâng ngạch được giao.
3. Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng kết quả điểm bài thi môn chuyên môn, nghiệp vụ bằng nhau ở chỉ tiêu nâng ngạch cuối cùng thì thứ tự ưu tiên trúng tuyển như sau: Công chức là nữ; công chức là người dân tộc thiểu số; công chức nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh); công chức có thời gian công tác nhiều hơn.
Nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức có văn bản trao đổi với người đứng đầu cơ quan quản lý công chức và quyết định người trúng tuyển theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức.
4. Không bảo lưu kết quả cho các kỳ thi nâng ngạch lần sau.

Theo đó, người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch công chức phải có số điểm như sau:

- Môn kiến thức chung, môn ngoại ngữ, môn tin học: có số câu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng môn.

- Môn chuyên môn, nghiệp vụ: kết quả điểm bài thi đạt từ 50 điểm trở lên.

Trường hợp thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp hoặc tương đương thì phải đạt từ 100 điểm trở lên (trong đó điểm bài thi viết đề án và bài thi bảo vệ đề án phải đạt từ 50 điểm trở lên của mỗi bài thi) và lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu nâng ngạch được giao.

Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng kết quả điểm bài thi môn chuyên môn, nghiệp vụ bằng nhau ở chỉ tiêu nâng ngạch cuối cùng thì thứ tự ưu tiên trúng tuyển như sau: Công chức là nữ; công chức là người dân tộc thiểu số; công chức nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh); công chức có thời gian công tác nhiều hơn.

Nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức có văn bản trao đổi với người đứng đầu cơ quan quản lý công chức và quyết định người trúng tuyển theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức.

Sau bao lâu mới có quyết định bổ nhiệm ngạch đối với người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch công chức?

Căn cứ Điều 40 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về bổ nhiệm vào ngạch công chức, cụ thể như sau:

Bổ nhiệm vào ngạch công chức
1. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách công chức trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với công chức trúng tuyển theo quy định:
a) Đối với ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương:
Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với công chức trúng tuyển sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ (đối với các cơ quan nhà nước) hoặc Ban Tổ chức Trung ương (đối với các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội).
b) Đối với ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương, ngạch chuyên viên hoặc tương đương, ngạch cán sự hoặc tương đương:
Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định theo thẩm quyền hoặc phân cấp việc quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với công chức trúng tuyển kỳ nâng ngạch.
2. Việc xếp lương ở ngạch mới bổ nhiệm thực hiện theo quy định hiện hành.

Theo đó trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách công chức trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch công chức.

Nâng ngạch công chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Làm bài thi trắc nghiệm nâng ngạch công chức trên giấy hay trên máy tính?
Lao động tiền lương
Có bao nhiêu hình thức nâng ngạch công chức?
Lao động tiền lương
Có được xét nâng ngạch công chức khi bị kỷ luật khiển trách không?
Lao động tiền lương
Công chức được nâng ngạch thì xếp lương như thế nào?
Lao động tiền lương
Công chức có được nâng ngạch khi chuyển ngạch hay không?
Lao động tiền lương
Hình thức thi nâng ngạch công chức được quy định thế nào?
Lao động tiền lương
Nếu vẫn không xác định được người trúng tuyển trong kỳ nâng ngạch công chức thì làm sao?
Lao động tiền lương
Hồ sơ thi nâng ngạch công chức có buộc phải có chứng chỉ tin học không?
Lao động tiền lương
Trong kỳ thi nâng ngạch, công chức là người dân tộc thiểu số có được miễn thi môn ngoại ngữ không?
Lao động tiền lương
Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào đâu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Nâng ngạch công chức
4,598 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nâng ngạch công chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nâng ngạch công chức

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản quy định về tuyển dụng công chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào