Hồ sơ kế hoạch số lượng người làm việc hàng năm của các đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
Hồ sơ kế hoạch số lượng người làm việc hàng năm của các đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 106/2020/NĐ-CP quy định:
Hồ sơ và thời hạn gửi kế hoạch số lượng người làm việc hàng năm
1. Hồ sơ kế hoạch số lượng người làm việc hàng năm của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương gồm:
a) Văn bản đề nghị;
b) Kế hoạch số lượng người làm việc của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều này, kèm theo văn bản làm cơ sở xác định số lượng người làm việc;
c) Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập của đơn vị hoặc của bộ, ngành, địa phương của năm trước liền kề với năm kế hoạch;
d) Các văn bản liên quan (nếu có).
2. Nội dung kế hoạch số lượng người làm việc gồm:
a) Sự cần thiết của việc lập kế hoạch số lượng người làm việc hàng năm;
b) Báo cáo đánh giá việc giao và sử dụng số lượng người làm việc của năm trước liền kề năm lập kế hoạch và tại thời điểm lập kế hoạch;
c) Xác định số lượng người làm việc kèm theo việc thống kê, tổng hợp số liệu số lượng người làm việc của năm kế hoạch theo Phụ lục IA, Phụ lục IB, Phụ lục IIA và Phụ lục IIB ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Giải pháp thực hiện kế hoạch số lượng người làm việc sau khi được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt, dự kiến nguồn viên chức, hợp đồng lao động bổ sung, thay thế, thực hiện chính sách tinh giản biên chế và dự toán kinh phí để thực hiện;
đ) Kiến nghị, đề xuất.
...
Theo đó, hồ sơ kế hoạch số lượng người làm việc hàng năm của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương gồm:
- Văn bản đề nghị;
- Kế hoạch số lượng người làm việc của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương theo quy định kèm theo văn bản làm cơ sở xác định số lượng người làm việc;
- Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập của đơn vị hoặc của bộ, ngành, địa phương của năm trước liền kề với năm kế hoạch;
- Các văn bản liên quan (nếu có).
Hồ sơ kế hoạch số lượng người làm việc hàng năm của các đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
Trách nhiệm tổng hợp kế hoạch số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập gửi Bộ Nội vụ để thẩm định là của ai?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 106/2020/NĐ-CP quy định:
Trách nhiệm và thẩm quyền của người đứng đầu bộ, ngành
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
a) Hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
b) Xây dựng vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung và vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý gửi Bộ Nội vụ để Bộ Nội vụ ban hành.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập
a) Quyết định phê duyệt, điều chỉnh vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này.
b) Phân cấp hoặc ủy quyền quản lý, sử dụng vị trí việc làm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
c) Tổ chức thẩm định, tổng hợp kế hoạch số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 10 Nghị định này gửi Bộ Nội vụ để thẩm định.
d) Quyết định giao, điều chỉnh số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước đối với từng đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách bảo đảm chi thường xuyên trong tổng số người làm việc được Bộ Nội vụ thẩm định.
...
Theo đó, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Nội vụ để thẩm định
Căn cứ xác định số lượng người làm việc là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 106/2020/NĐ-CP quy định:
Căn cứ xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
1. Căn cứ xác định vị trí việc làm bao gồm:
a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Căn cứ xác định số lượng người làm việc bao gồm:
a) Vị trí việc làm và khối lượng công việc thực tế tại từng vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
c) Thực trạng quản lý, sử dụng số lượng người làm việc được giao của đơn vị.
3. Căn cứ xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp bao gồm:
a) Danh mục vị trí việc làm;
b) Mức độ phức tạp của công việc của vị trí việc làm;
c) Tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng với vị trí việc làm.
Theo đó, căn cứ xác định số lượng người làm việc bao gồm:
- Vị trí việc làm và khối lượng công việc thực tế tại từng vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
- Thực trạng quản lý, sử dụng số lượng người làm việc được giao của đơn vị.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?