Hiệp thương dân chủ là gì? Ví dụ? Nguyên tắc hiệp thương dân chủ là gì? Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã làm công việc gì?
Hiệp thương dân chủ là gì?
Theo Mục 1 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT năm 2020 quy định:
1. Giải thích một số từ ngữ
...
1.8. Hiệp thương dân chủ là một trong những nguyên tắc chủ đạo trong tổ chức, sinh hoạt của Mặt trận các cấp. Theo đó, các hoạt động của MTTQ Việt Nam từ việc đề ra Chương trình phối hợp, thống nhất hành động giữa các thành viên, đến việc tổ chức thành lập các cơ quan lãnh đạo của Mặt trận các cấp đều được thực hiện trên tinh thần bàn bạc, nhất trí.
Theo đó hiệp thương dân chủ là một nguyên tắc tổ chức và phương thức hoạt động đặc trưng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nguyên tắc này nhấn mạnh sự bàn bạc, thảo luận giữa các cơ quan, tổ chức về một vấn đề cụ thể trên cơ sở dân chủ và bình đẳng, nhằm lấy ý kiến của đa số để đi đến kết quả thống nhất.
- Các đặc điểm chính của hiệp thương dân chủ:
+ Dân chủ: Mọi thành viên đều có quyền tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến.
+ Bình đẳng: Mọi ý kiến đều được xem xét một cách công bằng, không phân biệt địa vị hay chức vụ.
+ Thống nhất: Kết quả cuối cùng được đưa ra dựa trên sự đồng thuận của đa số.
- Ví dụ về hiệp thương dân chủ:
+ Trong bầu cử Quốc hội: Các ứng cử viên được lựa chọn thông qua quá trình hiệp thương dân chủ, đảm bảo sự đại diện công bằng và hợp lý cho các tầng lớp nhân dân.
+ Trong các tổ chức xã hội: Các quyết định quan trọng như kế hoạch hoạt động, phân bổ ngân sách, và các dự án cộng đồng thường được thảo luận và quyết định thông qua hiệp thương dân chủ.
Hiệp thương dân chủ là gì? Ví dụ? Nguyên tắc hiệp thương dân chủ là gì? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hiệp thương dân chủ là gì?
Theo Mục 4 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT năm 2020 quy định thì nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam các cấp được thể hiện thông qua những nội dung như:
- Giới thiệu và hiệp thương nhân sự tham gia Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp;
- Cử các chức danh trong Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp;
- Xây dựng Chương trình hành động toàn khóa, Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban MTTQ Việt Nam mỗi cấp;
- Xây dựng kế hoạch giám sát và phản biện xã hội; tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước;
- Hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp...
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã làm công việc gì?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có những nhiệm vụ sau:
- Triệu tập và chủ trì các hội nghị, cuộc họp của Ủy ban MTTQ VN cấp xã;
- Tổ chức thực hiện nghị quyết, chương trình phối hợp và thống nhất hành động; chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của pháp luật, nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã;
- Thường xuyên tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân;
- Góp ý, kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật tại địa phương; thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức;
- Tổ chức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước; các nhiệm vụ tham gia xây dựng và củng cố chính quyền; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp và cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương;
- Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Ban Công tác Mặt trận, Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng;
- Giữ mối quan hệ phối hợp công tác với chính quyền và các tổ chức thành viên cùng cấp;
- Hướng dẫn hoạt động của các tổ chức tư vấn, cộng tác viên của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã;
- Chỉ đạo xây dựng, ban hành quyết định, quy chế phối hợp công tác và tổ chức thực hiện;
- Triệu tập và chủ trì các Hội nghị, cuộc họp của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã; chỉ đạo việc lập kế hoạch kinh phí, chấp hành, quyết toán kinh phí hoạt động và quyết định việc phân bổ kinh phí hoạt động;
- Xem xét, quyết định khen thưởng, kỷ luật theo thẩm quyền;
- Ngoài ra Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã còn có các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?