Hành vi nào của viên chức được xem là hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật?

Cho tôi hỏi hành vi nào của viên chức được xem là hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật? Có bao nhiêu mức độ vi phạm kỷ luật của viên chức? Câu hỏi của chị T.U (Đồng Nai).

Hành vi nào của viên chức được xem là hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật?

Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Các hành vi bị xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
...

Theo đó, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của viên chức; những việc viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.

Hành vi nào của viên chức được xem là hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật?

Hành vi nào của viên chức được xem là hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật? (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu mức độ vi phạm kỷ luật của viên chức?

Tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Các hành vi bị xử lý kỷ luật
...
2. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Theo đó, mức độ của hành vi vi phạm của viên chức được xác định như sau:

- Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng: vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

- Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng: vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

- Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng: vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

- Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Thời hiệu xử lý kỷ luật viên chức được quy định như thế nào?

Tại Điều 53 Luật Viên chức 2010, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định như sau:

Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì viên chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.
Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:
a) 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
b) 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
a) Viên chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
3. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của viên chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
...

Theo đó, thời hiệu xử lý kỷ luật viên chức được quy định như sau:

- 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;

- 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp trên.

Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:

- Viên chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

- Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

- Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.

Kỷ luật viên chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Viên chức bị xử lý kỷ luật như thế nào nếu từ chối thực hiện nhiệm vụ mà cấp trên giao?
Lao động tiền lương
Giáo viên là đảng viên có phải xin phép khi đi nước ngoài du lịch?
Lao động tiền lương
Kỷ luật viên chức bằng các hình thức nào?
Lao động tiền lương
Quyết định kỷ luật viên chức có được lưu vào hồ sơ viên chức không?
Lao động tiền lương
Mẫu quyết định kỷ luật viên chức mới nhất hiện nay như thế nào?
Lao động tiền lương
Viên chức có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại do quyết định kỷ luật buộc thôi việc hay không?
Lao động tiền lương
Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc có được yêu cầu đơn vị cung cấp bản nhận xét quá trình công tác hay không?
Lao động tiền lương
Trình tự ra quyết định kỷ luật viên chức được thực hiện như thế nào?
Lao động tiền lương
Sau bao lâu thì viên chức đã bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc được quyền đăng ký dự tuyển vào cơ quan nhà nước?
Lao động tiền lương
Đơn vị phải công khai quyết định kỷ luật buộc thôi việc viên chức là oan sai trong bao lâu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Kỷ luật viên chức
2,731 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kỷ luật viên chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kỷ luật viên chức

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Tổng hợp văn bản quy định về tuyển dụng công chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào