Hành vi nào bị cấm trong hoạt động xuất khẩu lao động?

Em đang chuẩn bị đi xuất khẩu lao động, em thắc mắc là có hành vi nào bị cấm khi đi xuất khẩu lao động không ạ? Câu hỏi của bạn Quỳnh (Đồng Nai)

Hiện nay pháp luật quy định như thế nào xuất khẩu lao động?

Đi xuất khẩu lao động là quá trình của việc đi làm việc tại một quốc gia nào đó khác với quê hương của người lao động.

Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành vẫn chưa có quy định cụ thể về cụm từ “xuất khẩu lao động”. Theo khoản 2 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có giải thích về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.
....

Như vậy, có thể hiểu xuất khẩu lao động là việc công dân Việt Nam từ đủ 18 trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.

Hành vi nào bị cấm trong hoạt động xuất khẩu lao động?

Đi xuất khẩu lao động là quá trình của việc đi làm việc tại một quốc gia nào đó khác với quê hương của người lao động (Hình từ Internet)

Người lao động Việt Nam có thể đi xuất khẩu lao động bằng hình thức nào?

Đi xuất khẩu lao động việc cung ứng người lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu lao động của các doanh nghiệp nước ngoài.

Theo quy định tại Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức sau đây:

- Xuất khẩu lao động thông qua đơn vị sự nghiệp:

+ Doanh nghiệp nước ngoài và đơn vị sự nghiệp của Việt Nam ký Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

- Xuất khẩu lao động thông qua các tổ chức dịch vụ việc làm:

- Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:

+ Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;

+ Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.

+ Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

- Xuất khẩu lao động giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài:

+ Người lao động trực tiếp ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động ở nước ngoài

+ Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài theo Điều 52 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020

Như vậy, người lao động Việt Nam muốn đi xuất khẩu lao động thì phải thuộc một trong các trường hợp trên. Nếu không sẽ bị xem là hành vi xuất khẩu lao động bất hợp pháp sẽ không được Pháp luật Việt Nam bảo vệ các quyền và lợi ích của mình.

Hành vi nào bị cấm trong hoạt động xuất khẩu lao động?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 141/2005/NĐ-CP quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở khu vực, nghề và công việc mà pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước tiếp nhận lao động cấm.
2. Lợi dụng danh nghĩa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài trái pháp luật.
3. Lợi dụng danh nghĩa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động trái quy định của pháp luật.
4. Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc mà không đăng ký hợp đồng theo quy định của pháp luật.
5. Bỏ trốn ngay sau khi nhập cảnh vào nước tiếp nhận lao động.
6. Tự ý bỏ nơi đang làm việc theo hợp đồng lao động.
7. Không về nước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo thời hạn quy định của nước sở tại.
8. Tổ chức, lôi kéo, kích động, ép buộc người lao động đình công trái pháp luật của nước sở tại.
9. Tổ chức môi giới, lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở nước ngoài bỏ nơi làm việc theo hợp đồng lao động.

Như vậy, người lao động đi xuất khẩu lao động không được vi phạm các điều cấm nêu trên đồng thời phòng tránh các hành vi bị cấm của người đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài để hạn chế rủi ro, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Nhà nước có những chính sách hỗ trợ gì dành cho người xuất khẩu lao động không?

Căn cứ theo Điều 10, Điều 11 Nghị định 61/2015/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 10. Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ:
1. Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm:
a) Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
b) Tiền ăn trong thời gian thực tế học;
c) Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên hoặc từ 10 km trở lên đối với người lao động cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Riêng người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu.
2. Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
4. Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn quy trình, thủ tục và mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng.
Điều 11. Hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại Mục 3 Chương V Nghị định này.

Bên cạnh đó, tại Điều 4 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 cũng quy định:

Chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về.
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong một số ngành, nghề, công việc cụ thể có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc Việt Nam có ưu thế được hưởng một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển ngành, nghề, công việc để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và sử dụng người lao động sau khi về nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
2. Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động phát triển thị trường lao động mới, an toàn, việc làm có thu nhập cao, ngành, nghề, công việc cụ thể giúp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Bảo đảm bình đẳng giới, cơ hội việc làm, không phân biệt đối xử trong tuyển chọn, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; có biện pháp hỗ trợ bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với các đặc điểm về giới.
5. Hỗ trợ hòa nhập xã hội và tham gia thị trường lao động sau khi về nước.

Như vậy, Nhà nước luôn luôn cố gắng hỗ trợ, tạo điều kiện nhiều nhất cho người lao động tìm kiếm việc làm cả trong lẫn ngoài nước, nhằm giúp người lao động có thể nâng cao đời sống của mình.

Đi đến trang Tìm kiếm - Xuất khẩu lao động
1,595 lượt xem
Xuất khẩu lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Xuất khẩu lao động 2025, người lao động nên đi nước nào? Đi xuất khẩu lao động Nhà nước có chính sách hỗ trợ gì?
Lao động tiền lương
Người lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc được hưởng quyền lợi gì?
Lao động tiền lương
Xuất khẩu lao động có ý nghĩa như thế nào trong giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta?
Lao động tiền lương
Đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết được chuyển về nước các loại tiền và tài sản gì?
Lao động tiền lương
Thân nhân của người có công với cách mạng đi xuất khẩu lao động được hỗ trợ gì?
Lao động tiền lương
NLĐ đi xuất khẩu lao động phải đóng bảo hiểm xã hội ở bao nhiêu nơi?
Lao động tiền lương
Đi xuất khẩu lao động có phải đóng thuế thu nhập cá nhân 2 lần không?
Lao động tiền lương
Mức trần tiền dịch vụ thu từ người xuất khẩu lao động thu định kỳ theo thời gian nào?
Lao động tiền lương
04 đối tượng được nhận chính sách hỗ trợ người lao động đi xuất khẩu lao động là ai?
Lao động tiền lương
Quy trình cho vay đối với người lao động thuộc hộ nghèo đi xuất khẩu lao động như thế nào?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào