Gửi đơn phúc khảo kết quả thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đến đâu?
- Gửi đơn phúc khảo kết quả thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đến đâu?
- Thí sinh đỗ kỳ thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm phải có tỷ lệ số câu trả lời đúng là bao nhiêu?
- Kết quả thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được cơ quan nào thông báo?
- Nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm của cơ sở trong nước gồm những gì?
Gửi đơn phúc khảo kết quả thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đến đâu?
Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định về việc phúc khảo và xử lý kết quả phúc khảo bài thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm cụ thể như sau:
Phúc khảo và xử lý kết quả phúc khảo bài thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
1. Việc phúc khảo chỉ áp dụng đối với các kỳ thi trên giấy. Thí sinh nộp đơn phúc khảo qua cơ sở đào tạo để cơ sở đào tạo gửi Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (qua Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ) trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm phê duyệt kết quả thi. Mẫu đơn phúc khảo quy định tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thực hiện chấm phúc khảo và trả lời kết quả phúc khảo trên Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm nhận được đơn phúc khảo của thí sinh.
3. Căn cứ kết quả phúc khảo, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có Quyết định điều chỉnh kết quả thi (nếu có), thông báo cho cơ sở đào tạo để cấp chứng chỉ theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Theo đó, thí sinh phúc khảo kết quả thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm nộp đơn phúc khảo qua cơ sở đào tạo để cơ sở đào tạo gửi Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
Gửi đơn phúc khảo kết quả thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đến đâu? (Hình từ Internet)
Thí sinh đỗ kỳ thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm phải có tỷ lệ số câu trả lời đúng là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định về đề thi, thời gian làm bài thi, điều kiện thi đỗ kỳ thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm cụ thể như sau:
Đề thi, thời gian làm bài thi, điều kiện thi đỗ kỳ thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
1. Mỗi đề thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm có 60 câu hỏi, thời gian làm bài 90 phút; mỗi đề thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm có 80 câu hỏi, thời gian làm bài 120 phút.
2. Thí sinh trả lời đúng từ 70% tổng số câu hỏi của bài thi trở lên được coi là thi đỗ kỳ thi chứng chỉ mà thí sinh đã tham dự.
Theo đó, thí sinh đỗ kỳ thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm phải có số câu đúng chiếm từ 70% tổng số câu hỏi của bài thi trở lên.
Kết quả thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được cơ quan nào thông báo?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định về việc phê duyệt và thông báo kết quả thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm cụ thể như sau:
Phê duyệt và thông báo kết quả thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm ra Quyết định phê duyệt kết quả thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm, thông báo kết quả thi cho cơ sở đào tạo để thông báo cho thí sinh (qua Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ) trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thi (đối với kỳ thi trên giấy) hoặc 03 ngày làm việc kể từ ngày thi (đối với kỳ thi trên máy tính).
Theo đó, kết quả thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm sẽ được Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thông báo cho cơ sở đào tạo để thông báo cho thí sinh.
Nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm của cơ sở trong nước gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định về nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm cụ thể như sau:
Nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
1. Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo các nội dung sau:
a) Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm và phụ trợ bảo hiểm;
b) Nguyên lý cơ bản về bảo hiểm;
c) Kiến thức về nghiệp vụ bảo hiểm;
d) Quy trình thực hiện các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
2. Các nội dung đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này tương ứng với loại hình bảo hiểm, nghiệp vụ bảo hiểm của từng loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm của cơ sở trong nước gồm:
- Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm và phụ trợ bảo hiểm;
- Nguyên lý cơ bản về bảo hiểm;
- Kiến thức về nghiệp vụ bảo hiểm;
- Quy trình thực hiện các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?