Giáo viên thể dục có được hưởng thêm tiền cho mỗi tiết dạy thực hành?
Quyền và nghĩa vụ của giáo viên thể dục được quy định như thế nào?
Về quyền của giáo viên thể dục
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT quy định về quyền của giáo viên thể dục như sau:
Giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất
...
2. Quyền của giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất
a) Được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp, hình thức và kỹ năng tổ chức hoạt động thể thao trong nhà trường.
b) Được tạo điều kiện tham gia công tác huấn luyện cho học sinh, sinh viên đội tuyển của nhà trường.
c) Được hưởng các quyền và chế độ của giáo viên, giảng viên và các chế độ khác trong lĩnh vực thể dục, thể thao theo quy định hiện hành.
Về nghĩa vụ của giáo viên thể dục
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 48/2020//TT-BGDĐT quy định về quyền của giáo viên thể dục như sau:
Giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất
1. Nhiệm vụ của giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất
a) Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động thể thao; làm nòng cốt tổ chức các hoạt động thể thao; quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn việc thành lập các câu lạc bộ thể thao, duy trì phát triển phong trào thể thao trong nhà trường.
b) Căn cứ nhu cầu của người học và điều kiện thực tế của nhà trường chủ động tham mưu huy động nguồn lực giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất của nhà trường và mời hướng dẫn viên ngoài nhà trường tham gia hướng dẫn chuyên môn để tổ chức hiệu quả các hoạt động thể thao.
c) Phát hiện và bồi dưỡng học sinh, sinh viên có năng khiếu thể thao tham gia thi đấu các giải thể thao cấp cơ sở, toàn quốc, quốc tế; đề xuất giải pháp cụ thể giúp đỡ các học sinh, sinh viên thể lực yếu, chưa đáp ứng được chương trình môn học Giáo dục thể chất, chưa bảo đảm tiêu chuẩn về quy định đánh giá, xếp loại thể lực; học sinh, sinh viên có những bệnh lý bẩm sinh được miễn hoặc tham gia tập luyện với nội dung và hình thức phù hợp.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác của nhà giáo theo quy định hiện hành.
Giáo viên thể dục có được hưởng thêm tiền cho mỗi tiết dạy thực hành? (Hình từ Internet)
Giáo viên thể dục có được hưởng thêm tiền cho mỗi tiết dạy thực hành?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 51/2012/QĐ-TTg quy định về chế độ bồi dưỡng
Chế độ bồi dưỡng
Chế độ bồi dưỡng được chi trả bằng tiền và được tính bằng 01% mức lương tối thiểu chung cho 01 tiết giảng thực hành.
Chế độ bồi dưỡng bằng tiền không áp dụng đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao trong các cơ sở giáo dục thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.
Như vậy, giáo viên thể dục tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân sẽ được trả thêm 1% mức lương tối thiểu chung cho mỗi tiết dạy thực hành.
Lưu ý, chế độ bồi dưỡng bằng tiền không áp dụng đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao trong các cơ sở giáo dục thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.
Đồng thời, tại điểm a khoản 2 Điều 5 Quyết định 51/2012/QĐ-TTg quy định chế độ bồi dưỡng bằng tiền sẽ được chi trả cùng với thời điểm chi trả tiền lương hằng tháng
Ngoài chế độ bôi dưỡng bằng tiền, giáo viên thể dục còn được hưởng thêm chế độ gì?
Theo Điều 4 Quyết định 51/2012/QĐ-TTg quy định cụ thể về chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục như sau:
Chế độ trang phục
1. Đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao dạy chuyên trách môn thể dục, thể thao được cấp 02 bộ quần áo thể thao dài tay/năm, 02 đôi giầy thể thao/năm, 04 đôi tất thể thao/năm, 04 áo thể thao ngắn tay/năm.
2. Đối với giáo viên, giảng viên dạy kiêm nhiệm (giáo viên dạy môn học khác dạy kiêm nhiệm môn thể dục, thể thao) được cấp 01 bộ quần áo thể thao dài tay/năm, 01 đôi giày thể thao/năm, 02 đôi tất thể thao/năm, 02 áo thể thao ngắn tay/năm.
Trang phục thể thao do Việt Nam sản xuất, phù hợp với khí hậu từng vùng, miền.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mẫu mã, chủng loại, chất lượng trang phục thể thao để thực hiện thống nhất ở các cơ sở giáo dục.
Ngoài ra, tại Công văn 1384/BGDĐT–CTHSSV năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quy định trang phục thể thao do Việt Nam sản xuất, phù hợp với khí hậu từng vùng, miền. Chất liệu trang phục, chủng loại trang phục sẽ đảm bảo an toàn cho hoạt động thể thao và phù hợp với môi trường sư phạm, khí hậu từng vùng, miền. Mẫu mã phù hợp với nét đặc trưng về văn hóa, phù hợp với yêu cầu thẩm mĩ của từng địa phương.
Lưu ý: Chế độ trang phục này được cấp 1 lần/năm vào thời điểm đầu năm học theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Quyết định 51/2012/QĐ-TTg
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?