Giảng viên trong cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức phải có bằng từ đại học trở lên đúng không?

Giảng viên phải có bằng từ đại học trở lên mới được dạy trong cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức đúng không?

Giảng viên trong cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức phải có bằng từ đại học trở lên đúng không?

Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 03/2023/TT-BNV quy định như sau:

Tiêu chuẩn
1. Giảng viên cao cấp:
a) Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
b) Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
d) Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
2. Giảng viên chính:
a) Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
b) Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
d) Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
3. Giảng viên:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
b) Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
d) Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Như vậy, giảng viên trong cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức phải có bằng từ đại học trở lên, cụ thể như sau:

- Giảng viên cao cấp: Bằng tiến sĩ trở lên.

- Giảng viên chính: Bằng thạc sĩ trở lên.

- Giảng viên: Bằng tốt nghiệp đại học trở lên.

Giảng viên trong cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức phải có bằng từ đại học trở lên đúng không?

Giảng viên trong cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức phải có bằng từ đại học trở lên đúng không? (Hình từ Internet)

Mức giờ chuẩn giảng dạy trong một năm đối với giảng viên trong cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức như thế nào?

Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 03/2023/TT-BNV quy định như sau:

Thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và định mức giờ chuẩn giảng dạy
1. Thời gian làm việc của giảng viên thực hiện theo chế độ làm việc 40 giờ trong một tuần.
2. Tổng thời gian làm việc của giảng viên trong một năm để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập, bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác là 1.760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định.
3. Giờ chuẩn giảng dạy là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định thuộc nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên tương đương với một tiết giảng lý thuyết, thực hành trên lớp (hoặc giảng dạy từ xa), bao gồm thời gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng.
4. Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được tính bằng giờ chuẩn giảng dạy, trong đó một tiết (45 phút) giảng bài, thảo luận trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy từ xa) được tính bằng một giờ chuẩn giảng dạy và được quy định cụ thể tại Điều 19 Thông tư này.
5. Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy trong một năm:
a) Giảng viên tập sự: Tối đa 90 giờ chuẩn.
b) Giảng viên: 270 giờ chuẩn.
c) Giảng viên chính: 290 giờ chuẩn.
d) Giảng viên cao cấp: 310 giờ chuẩn.
đ) Giờ chuẩn trực tiếp lên lớp của các chức danh giảng viên quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản này chiếm tối thiểu 50% định mức quy định tương ứng.
6. Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quy định cụ thể định mức giờ chuẩn cho từng giảng viên, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị nhưng không cao hơn hoặc thấp hơn 15% so với định mức giờ chuẩn được quy định tại khoản 5 Điều này.

Theo đó, mức giờ chuẩn giảng dạy trong một năm đối với giảng viên như sau:

- Giảng viên tập sự: Tối đa 90 giờ chuẩn.

- Giảng viên: 270 giờ chuẩn.

- Giảng viên chính: 290 giờ chuẩn.

- Giảng viên cao cấp: 310 giờ chuẩn.

Ngoài ra, thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quy định cụ thể định mức giờ chuẩn cho từng giảng viên, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị nhưng không cao hơn hoặc thấp hơn 15% so với định mức giờ chuẩn.

Giảng viên trong thời gian nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thì có được giảm định mức giờ chuẩn giảng dạy không?

Căn cứ theo Điều 21 Thông tư 03/2023/TT-BNV quy định như sau:

Áp dụng định mức giờ chuẩn
1. Giảng viên giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn khác vượt định mức giờ chuẩn được hưởng chế độ làm việc vượt định mức theo quy định của pháp luật. Thời gian làm việc vượt định mức của giảng viên hằng năm không được vượt quá thời gian theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Giảng viên là nữ có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được giảm 10% định mức giờ chuẩn. Giảng viên đi học không tập trung được giảm tỷ lệ định mức giờ chuẩn của hạng giảng viên đang giữ (hoặc của giảng viên kiêm nhiệm nếu là giảng viên kiêm nhiệm) tương ứng với thời gian học. Giảng viên được cộng dồn tỷ lệ giảm định mức giờ chuẩn nếu đồng thời thực hiện các trường hợp vừa nêu.
3. Giảng viên trong thời gian nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, nghỉ theo các quy định của Bộ luật Lao động hiện hành thì được miễn giảm định mức giờ chuẩn giảng dạy theo tỷ lệ tương ứng với thời gian nghỉ.

Như vậy, giảng viên trong thời gian nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thì được miễn giảm định mức giờ chuẩn giảng dạy theo tỷ lệ tương ứng với thời gian nghỉ.

Bồi dưỡng công chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Kinh phí đào tạo bồi dưỡng công chức là từ đâu?
Lao động tiền lương
Giảng viên trong cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức phải có bằng từ đại học trở lên đúng không?
Lao động tiền lương
Thành viên nào không được vắng mặt khi cuộc họp Hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng CCVC diễn ra?
Lao động tiền lương
Có những loại hình đào tạo bồi dưỡng công chức viên chức Bộ Nội vụ nào?
Lao động tiền lương
Thứ tự ưu tiên lựa chọn công chức Bộ Khoa học và Công nghệ đi bồi dưỡng như thế nào khi vượt quá chỉ tiêu?
Lao động tiền lương
Nghĩa vụ của công chức Bộ Khoa học và Công nghệ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng là gì?
Lao động tiền lương
Công chức Bộ Khoa học và Công nghệ là nữ có được ưu tiên lựa chọn đi bồi dưỡng không?
Lao động tiền lương
Công chức Bộ Khoa học và Công nghệ có lĩnh vực chuyên môn dự định bồi dưỡng như thế nào sẽ được ưu tiên cử đi bồi dưỡng?
Lao động tiền lương
Thời gian công chức Bộ Khoa học và Công nghệ được cử đi đào tạo có tính vào thời gian công tác liên tục không?
Lao động tiền lương
Đội ngũ công chức Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng công chức, viên chức có trách nhiệm gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bồi dưỡng công chức
231 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bồi dưỡng công chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bồi dưỡng công chức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào