Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết có phải tham gia thiết kế, xây dựng phòng học chuyên môn hay không?
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết có phải tham gia thiết kế, xây dựng phòng học chuyên môn hay không?
Tại điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tư 07/2023/TT-BLDTBXH có quy định về nhiệm vụ của Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết như sau:
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết - Mã số: V.09.02.03
1. Nhiệm vụ
a) Giảng dạy lý thuyết trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp; giảng dạy trình độ sơ cấp; đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học;
b) Tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
c) Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; góp ý kiến xây dựng chương trình, nội dung mô-đun, môn học được phân công giảng dạy; thiết kế, xây dựng phòng học chuyên môn; thiết kế, cải tiến, tự làm đồ dùng, trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp;
...
Theo đó, một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết là phải tham gia thiết kế, xây dựng phòng học chuyên môn.
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết có phải tham gia thiết kế, xây dựng phòng học chuyên môn hay không? (Hình từ Internet)
Yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết ra sao?
Tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 07/2023/TT-BLDTBXH có quy định về trình độ đào tạo như sau:
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết - Mã số: V.09.02.03
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy;
b) Có văn bằng, chứng chỉ đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm theo quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững kiến thức của ngành, nghề được phân công giảng dạy; có kiến thức về ngành, nghề liên quan; có hiểu biết về thực tiễn sản xuất, dịch vụ của ngành, nghề được phân công giảng dạy;
b) Nắm vững mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề được phân công giảng dạy và kế hoạch đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp để tổ chức đào tạo;
c) Có năng lực sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của chức danh giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết theo yêu cầu vị trí việc làm;
d) Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học; biết ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả giảng dạy, chất lượng đào tạo; biết chế tạo, cải tiến phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học;
đ) Có hiểu biết cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và công nghệ; có khả năng tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào giảng dạy.
Theo đó, Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết phải đáp ứng 02 tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau:
- Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy;
- Có văn bằng, chứng chỉ đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm theo quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
Hệ số lương của Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết là bao nhiêu?
Tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 07/2023/TT-BLDTBXH có quy định như sau:
Xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp
Viên chức được xếp lương vào các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
...
3. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết - Mã số: V.09.02.03, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
4. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành - Mã số: V.09.02.04, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
5. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp - Mã số: V.09.02.05, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3 nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55.
6. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính - Mã số: V.09.02.06, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
7. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết - Mã số: V.09.02.07, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
...
Theo đó, Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?