Giảm tối thiểu 20% công chức viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước để tinh gọn tổ chức bộ máy đúng không?

Để tinh gọn tổ chức bộ máy thì cần giảm tối thiểu 20% công chức viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo Công văn 31 đúng không?

Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước để tinh gọn tổ chức bộ máy đúng không?

Căn cứ theo Công văn 31/CV-BCĐTKNQ18 năm 2025 thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy gắn với tinh giảm biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương. Để tổ chức triển khai thực hiện chính sách có hiệu quả, Ban Chỉ đạo của Chính phủ đề nghị các Bộ, Ban, Ngành và các địa phương triển khai các nhiệm vụ sau:

(1) Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang, nhất là những người bị tác động, ảnh hưởng do sắp xếp tổ chức bộ máy phát huy tinh thần trách nhiệm, vì lợi ích chung, hy sinh lợi ích cá nhân (nếu có) để thực hiện chủ trương của Đảng, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Kịp thời khen thưởng, động viên đối với các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích, đóng góp cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với tinh giảm biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

(2) Khẩn trương xây dựng và ban hành các tiêu chí cụ thể cụ thể phù hợp với đặc điểm, tình hình và thực tiễn của Bộ, Ban, Ngành và địa phương gắn với đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.

Bên cạnh đó, giao trách nhiệm cho cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức viên chức và người lao động thuộc phạm quản lý quyết định đối tượng phải nghỉ việc do sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức (giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước để giảm biên chế theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, Ban, Ngành và địa phương phù hợp với lộ trình thực hiện chính sách quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP), bảo đảm không làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao.

(3) Định kỳ thứ 4 hàng tuần, báo cáo kết quả thực hiện và kịp thời đề xuất các giải pháp để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn (nếu có) gửi về Bộ Nội vụ (cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo của Chính phủ) để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Tóm lại, khi thực hiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy sẽ giảm tối thiểu 20% công chức viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước để giảm biên chế.

tinh gọn bộ máy

Giảm tối thiểu 20% công chức viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước để tinh gọn tổ chức bộ máy? (Hình từ Internet)

Phải cử khoảng 5% cán bộ công chức viên chức trong biên chế đi công tác cơ sở theo Nghị định 178 đúng không?

Căn cứ tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ như sau:

Nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ
...
8. Các bộ, ban, ngành ở trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị đi công tác ở cơ sở.

Như vậy, các bộ, ban, ngành ở trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức viên chức trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị đi công tác ở cơ sở.

Thời gian để tính trợ cấp thôi việc khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy là bao lâu?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định về thời gian để tính trợ cấp thôi việc là thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

Cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng chính sách, chế độ
...
2. Thời gian để tính trợ cấp thôi việc là thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang quy định tại Điều 1 Nghị định này:
a) Trường hợp thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 05 năm trở lên thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc tối đa 05 năm (60 tháng).
b) Trường hợp thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 05 năm thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc bằng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
...

Như vậy, thời gian để tính trợ cấp thôi việc là thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang quy định tại Điều 1 Nghị định 178/2024/NĐ-CP:

- Trường hợp thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 05 năm trở lên thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc tối đa 05 năm (60 tháng).

- Trường hợp thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 05 năm thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc bằng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tinh gọn tổ chức bộ máy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Giảm tối thiểu 20% công chức viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước để tinh gọn tổ chức bộ máy đúng không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tinh gọn tổ chức bộ máy
139 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tinh gọn tổ chức bộ máy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tinh gọn tổ chức bộ máy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào