Giảm thuế TNCN cho người lao động gặp khó khăn do bão lũ bao nhiêu tiền?
Giảm thuế TNCN cho người lao động gặp khó khăn do bão lũ bao nhiêu tiền?
Tại tiểu mục 1 Mục II Công văn 4062/TCT-CS năm 2024 hướng dẫn giải pháp hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bị tổn thất do Bão số 3 và mưa lũ sau bão, trong đó có quy định về giảm thuế TNCN như sau:
Quy định về pháp luật về miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí cho Hộ, cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng do gặp thiên tai.
1. Về giảm thuế:
...
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh gặp khó khăn do thiên tai thì hộ, cá nhân kinh doanh được giảm thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên như sau:
- Mức thuế thu nhập cá nhân được giảm tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp;
- Mức thuế tiêu thụ đặc biệt được giảm được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có).
...
Theo đó, người lao động gặp khó khăn do bão lũ sẽ được giảm thuế TNCN với mức giảm tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
Giảm thuế TNCN cho người lao động gặp khó khăn do bão lũ bao nhiêu tiền?
Các mức thuế TNCN gồm những mức nào?
(1) Đối với cá nhân cư trú
a. Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, có nội dung bị bãi bỏ bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC, mức thuế TNCN đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên được xác định theo công thức sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Đồng thời, thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, cụ thể như sau:
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
Như vậy, sẽ có 7 mức thuế TNCN đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tính theo từng bậc thu nhập.
b. Đối với cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng
Căn cứ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng mà có thu nhập từ tiền lương, tiền công mỗi lần nhận từ 02 triệu đồng trở lên phải khấu trừ thuế với mức 10%, trừ trường hợp làm cam kết theo Mẫu 08/CK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC nếu đủ điều kiện.
Lúc này, mức khấu trừ thuế đối với cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng được tính như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả
(2) Đối với cá nhân không cư trú
Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC, mức thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất (20%).
Như vậy, lúc này mức thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú sẽ dựa trên mức thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của đối tượng này.
Trong đó, thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC và theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Đâu là thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện chịu thuế TNCN?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012, thu nhập từ tiền lương, tiền công chịu thuế TNCN bao gồm các khoản sau đây:
- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
- Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản:
+ Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh;
+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
+ Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;
+ Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động;
+ Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?