Được yêu cầu người lao động xét nghiệm HIV khi tham gia dự tuyển lao động trong trường hợp nào?
Người sử dụng lao động có được quyền yêu cầu người lao động xét nghiệm HIV khi dự tuyển lao động hay không?
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 14 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 về các hành vi người sử dụng lao động không được thực hiện như sau:
Phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc
...
2. Người sử dụng lao động không được có các hành vi sau đây:
a) Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
b) Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;
c) Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.
Theo đó, người sử dụng lao động không được quyền yêu cầu người lao động xét nghiệm HIV khi tham gia dự tuyển lao động.
Được yêu cầu người lao động xét nghiệm HIV khi tham gia dự tuyển lao động trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Người lao động bắt buộc xét nghiệm HIV trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 28 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 quy định một số trường hợp xét nghiệm HIV bắt buộc như sau:
Xét nghiệm HIV bắt buộc
1. Xét nghiệm HIV bắt buộc đối với trường hợp có trưng cầu giám định tư pháp hoặc quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh.
3. Chính phủ quy định danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng.
4. Kinh phí xét nghiệm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do ngân sách nhà nước chi trả.
Và theo khoản 2 Điều 28 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 được hướng dẫn cụ thể tại Điều 1 Thông tư 33/2011/TT-BYT và điểm b khoản 2 Điều 13 Thông tư 01/2015/TT-BYT như sau:
Các trường hợp được thực hiện xét nghiệm HIV bắt buộc để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh
1. Người hiến mô, bộ phận cơ thể người.
2. Người nhận mô, bộ phận cơ thể người.
3. Người cho tinh trùng, noãn.
4. Người nhận tinh trùng, noãn, phôi.
Một số ngành nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng tại khoản 3 Điều 28 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 được hướng dẫn cụ thể bởi Điều 20 Nghị định 108/2007/NĐ-CP như sau:
Danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng
1. Danh mục nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng:
a) Thành viên tổ lái theo quy định tại Điều 72 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;
b) Nghề đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
2. Khi đã tuyển dụng mà phát hiện người lao động nhiễm HIV, người sử dụng lao động phải thực hiện đúng các quy định tại Điều 14 của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
3. Căn cứ vào diễn biến của dịch HIV/AIDS trong từng thời kỳ cụ thể, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng.
Đồng thời theo điểm d khoản 2 Điều 14 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 quy định hành vi không được thực hiện đối với người sử dụng lao động: “Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.
Như vậy, trong một số trường hợp và một số ngành nghề được pháp luật quy định thì người lao động buộc phải xét nghiệp HIV trước khi tham gia.
Yêu cầu người lao động dự tuyển xét nghiệm HIV không thuộc ngành nghề quy định thì bị xử phạt ra sao?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 23 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV như sau:
Vi phạm quy định về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người lao động dự tuyển, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo quy định của Chính phủ;
...
Và theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, người sử dụng lao động yêu cầu người lao động dự tuyển xuất trình kết quả xét nghiệm HIV sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm quy định.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?