Đối tượng nào được tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị?
Đối tượng nào được tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng, tiêu chuẩn tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị
1. Đối tượng tuyển chọn
a) Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ;
b) Hạ sĩ quan dự bị, cán bộ, công chức, viên chức và công dân tốt nghiệp đại học trở lên;
c) Sinh viên khi tốt nghiệp đại học.
2. Tiêu chuẩn tuyển chọn
a) Tiêu chuẩn chung
Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này có lịch sử chính trị của gia đình và bản thân rõ ràng, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc có đủ tiêu chuẩn chính trị để bồi dưỡng phát triển thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân; có trình độ, kiến thức chuyên môn, học vấn, tuổi đời phù hợp với từng đối tượng; sức khỏe từ loại 01 đến loại 03 theo quy định tuyển chọn sức khỏe tuyển quân, tuyển sinh quân sự của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
b) Tiêu chuẩn cụ thể
Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ, hạ sĩ quan dự bị đã giữ chức phó trung đội trưởng hoặc cán bộ tiểu đội và tương đương; tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, nếu thiếu, tuyển chọn đến tốt nghiệp trung học cơ sở, với người dân tộc thiểu số tuyển chọn trình độ học vấn lớp 7 trở lên; tuổi đời đối với quân nhân chuyên nghiệp không quá 35, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ và hạ sĩ quan dự bị không quá 30;
Cán bộ, công chức, viên chức tuổi đời không quá 35; riêng đào tạo sĩ quan dự bị ngành y, dược, tuổi đời không quá 40; đào tạo sĩ quan dự bị chính trị phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam;
Công dân tốt nghiệp đại học trở lên, tuổi đời không quá 35; sinh viên khi tốt nghiệp đại học, tuổi đời không quá 30.
Như vậy, đối tượng được tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị gồm:
- Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ;
- Hạ sĩ quan dự bị, cán bộ, công chức, viên chức và công dân tốt nghiệp đại học trở lên;
- Sinh viên khi tốt nghiệp đại học.
Đối tượng nào được tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị? (Hình từ Internet)
Quyền lợi của sĩ quan dự bị là gì?
Căn cứ Điều 43 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định như sau:
Quyền lợi của sĩ quan dự bị
Sĩ quan dự bị có quyền lợi sau đây:
1. Được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên; trong thời gian tập trung huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu được hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở quân y và được hưởng các chế độ khác do Chính phủ quy định; được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích;
2. Sĩ quan dự bị được gọi vào phục vụ tại ngũ trong thời bình, khi hết thời hạn được trở về cơ quan hoặc địa phương trước khi nhập ngũ và tiếp tục phục vụ trong ngạch dự bị; trường hợp quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ tiêu chuẩn thì được chuyển sang ngạch sĩ quan tại ngũ.
Theo đó, sĩ quan dự bị được hưởng các quyền lợi sau:
- Được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên;
- Trong thời gian tập trung huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu được hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở quân y và được hưởng các chế độ khác;
- Được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích;
- Sĩ quan dự bị được gọi vào phục vụ tại ngũ trong thời bình, khi hết thời hạn được trở về cơ quan hoặc địa phương trước khi nhập ngũ và tiếp tục phục vụ trong ngạch dự bị; trường hợp quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ tiêu chuẩn thì được chuyển sang ngạch sĩ quan tại ngũ.
Ai phải đăng ký sĩ quan dự bị?
Căn cứ Điều 39 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định như sau:
Đối tượng đăng ký sĩ quan dự bị
Những người sau đây phải đăng ký sĩ quan dự bị:
1. Sĩ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện của sĩ quan dự bị;
2. Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị đã được đào tạo sĩ quan dự bị;
3. Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của quân đội, đã được đào tạo sĩ quan dự bị.
Theo đó, những người sau đây phải đăng ký sĩ quan dự bị:
- Sĩ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện của sĩ quan dự bị.
- Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị đã được đào tạo sĩ quan dự bị.
- Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của quân đội, đã được đào tạo sĩ quan dự bị.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?