Đối tượng nào có thể được tuyển chọn vào lực lượng bảo vệ an ninh mạng?
Đối tượng nào có thể được tuyển chọn vào lực lượng bảo vệ an ninh mạng?
Tại khoản 1 Điều 32 Luật An ninh mạng 2018 quy định như sau:
Tuyển chọn, đào tạo, phát triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng
1. Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, sức khỏe, trình độ, kiến thức về an ninh mạng, an toàn thông tin mạng, công nghệ thông tin, có nguyện vọng thì có thể được tuyển chọn vào lực lượng bảo vệ an ninh mạng.
2. Ưu tiên đào tạo, phát triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng có chất lượng cao.
3. Ưu tiên phát triển cơ sở đào tạo an ninh mạng đạt tiêu chuẩn quốc tế; khuyến khích liên kết, tạo cơ hội hợp tác về an ninh mạng giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, trong nước và ngoài nước.
Theo đó, công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, sức khỏe, trình độ, kiến thức về an ninh mạng, an toàn thông tin mạng, công nghệ thông tin, có nguyện vọng thì có thể được tuyển chọn vào lực lượng bảo vệ an ninh mạng.
Đối tượng nào có thể được tuyển chọn vào lực lượng bảo vệ an ninh mạng?
Lực lượng bảo vệ an ninh mạng gồm những ai?
Tại Điều 30 Luật An ninh mạng 2018 quy định như sau:
Lực lượng bảo vệ an ninh mạng
1. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
2. Lực lượng bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
3. Tổ chức, cá nhân được huy động tham gia bảo vệ an ninh mạng.
Theo đó, lực lượng bảo vệ an ninh mạng bao gồm:
- Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
- Lực lượng bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
- Tổ chức, cá nhân được huy động tham gia bảo vệ an ninh mạng.
Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thực hiện công việc gì khi điều phối, ứng phó khắc phục sự cố an ninh mạng?
Tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 53/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia
...
2. Điều phối, ứng phó khắc phục sự cố an ninh mạng của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng:
a) Đánh giá, quyết định phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
b) Điều hành công tác ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
c) Chủ trì tiếp nhận, thu thập, xử lý, trao đổi thông tin về ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
d) Huy động, phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan tham gia ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng trong trường hợp cần thiết;
đ) Chỉ định đơn vị đầu mối phối hợp với các đơn vị chức năng của các quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế trong hoạt động ứng phó, xử lý các sự cố liên quốc gia trên cơ sở thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
e) Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện của các đơn vị liên quan ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
g) Lập biên bản quá trình ứng cứu sự cố an ninh mạng.
3. Tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng có trách nhiệm thực hiện các biện pháp, hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố theo sự điều phối của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
4. Trường hợp bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet bố trí mặt bằng, cổng kết nối và các biện pháp kỹ thuật cần thiết để Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh mạng. Thủ tục, quy trình cụ thể, doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an thực hiện.
Theo đó, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng phải thực hiện những công việc sau khi điều phối, ứng phó khắc phục sự cố an ninh mạng:
- Đánh giá, quyết định phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
- Điều hành công tác ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
- Chủ trì tiếp nhận, thu thập, xử lý, trao đổi thông tin về ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
- Huy động, phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan tham gia ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng trong trường hợp cần thiết;
- Chỉ định đơn vị đầu mối phối hợp với các đơn vị chức năng của các quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế trong hoạt động ứng phó, xử lý các sự cố liên quốc gia trên cơ sở thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện của các đơn vị liên quan ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
- Lập biên bản quá trình ứng cứu sự cố an ninh mạng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?