Điều kiện, tiêu chuẩn tiếp nhận viên chức là gì? Trường hợp nào không thực hiện quy trình tiếp nhận viên chức?
Điều kiện, tiêu chuẩn tiếp nhận viên chức là gì?
Theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định, dựa vào điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức và theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định tiếp nhận vào viên chức đối với các trường hợp đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm, cụ thể như sau:
- Người có đủ 05 năm công tác trở lên đang làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được thành lập theo quy định của pháp luật.
Thời gian công tác quy định tại điểm này là thời gian làm chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tính thời gian tập sự theo quy định tại Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP.
Trường hợp thời gian tập sự, thử việc tại công việc đang làm theo quy định của pháp luật ít hơn thời gian tập sự của công việc được tiếp nhận quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì thời gian chênh lệch ít hơn này được tính vào thời gian tập sự.
Trường hợp có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn.
- Cán bộ, công chức cấp xã đang làm công việc phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận.
- Người đã từng là cán bộ, công chức, viên chức, sau đó được cấp có thẩm quyền quyết định bằng văn bản chuyển công tác đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác nhưng vẫn làm công việc phù hợp với vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận.
- Người tốt nghiệp tiến sĩ trở lên (được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định) đang làm việc tại cơ quan, tổ chức có trụ sở hoặc chi nhánh được thành lập ở nước ngoài hoặc tại cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở hoặc chi nhánh được thành lập ở Việt Nam, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng và có đủ 03 năm công tác trở lên làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận.
- Người có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp với vị trí việc làm trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, các nghề truyền thống theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
- Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của pháp luật, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học.
Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng hoặc được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng căn cứ vào đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình có thể quy định tiêu chuẩn, điều kiện cao hơn đối với các trường hợp tiếp nhận quy định tại khoản này.
Như vậy, viên chức phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên để được tiếp nhận vào đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều kiện, tiêu chuẩn tiếp nhận viên chức là gì? Trường hợp nào không thực hiện quy trình tiếp nhận viên chức?
Quy trình tiếp nhận viên chức như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định:
Tiếp nhận vào viên chức
...
2. Quy trình xem xét tiếp nhận vào viên chức
a) Khi xem xét tiếp nhận vào viên chức không giữ chức vụ quản lý đối với các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b và điểm e khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch. Thành phần Hội đồng kiểm tra, sát hạch được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
b) Hội đồng kiểm tra, sát hạch thực hiện các nhiệm vụ sau:
Kiểm tra về các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ của người được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Tổ chức sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận. Hội đồng kiểm tra, sát hạch phải báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng thống nhất về hình thức và nội dung sát hạch trước khi thực hiện.
Hội đồng kiểm tra, sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng kiểm tra, sát hạch đã biểu quyết; Hội đồng kiểm tra, sát hạch quyết định thành lập Tổ thư ký giúp việc trong trường hợp cần thiết.
Trường hợp vị trí việc làm không yêu cầu về trình độ ngoại ngữ thì không phải thực hiện sát hạch ngoại ngữ.
Báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng về kết quả kiểm tra, sát hạch.
Hội đồng kiểm tra, sát hạch tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
c) Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định theo thẩm quyền.
Hội đồng kiểm tra, sát hạch tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
...
Theo đó, quy trình tiếp nhận viên chức tóm tắt lại như sau:
Bước 1: Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.
Bước 2: Kiểm tra về các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ của người được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Bước 3: Tổ chức sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận.
Bước 4: Hội đồng kiểm tra, sát hạch quyết định tiếp nhận viên chức hay không theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng kiểm tra, sát hạch đã biểu quyết.
Bước 5: Báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng về kết quả kiểm tra, sát hạch.
Bước 6: Giải thể Hội đồng kiểm tra, sát hạch sau khi hoàn thành nhiệm vụ
Lưu ý: Trường hợp vị trí việc làm không yêu cầu về trình độ ngoại ngữ thì không phải thực hiện sát hạch ngoại ngữ.
Trường hợp nào không thực hiện quy trình tiếp nhận viên chức?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định:
Tiếp nhận vào viên chức
...
4. Không thực hiện quy trình tại khoản 2 Điều này đối với các trường hợp sau:
a) Tiếp nhận các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này để bổ nhiệm viên chức quản lý. Quyết định bổ nhiệm đồng thời là quyết định tiếp nhận vào viên chức.
b) Tiếp nhận các trường hợp quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, có 02 trường hợp tiếp nhận viên chức vào mà không cần phải trải qua quy trình kiểm tra, sát hạch bao gồm:
- Tiếp nhận các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP) để bổ nhiệm viên chức quản lý. Quyết định bổ nhiệm đồng thời là quyết định tiếp nhận vào viên chức.
- Tiếp nhận các trường hợp quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 13 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP).
- Year End Party có phải là tiệc tất niên không? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày Year End Party không?
- Nghị quyết 161: Chốt chính sách cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang được thực hiện đồng bộ thế nào?
- Quốc hội thông qua đề xuất tăng mức lương cơ sở trong năm 2025 đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước của Chính phủ trong trường hợp thế nào?
- Thông tư 88 có hiệu lực từ 7/2/2025 hướng dẫn cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang về sử dụng nguồn cải cách cho thu chi ngân sách nhà nước năm 2025 thế nào?
- Mẫu biên bản họp giao ban tháng chi tiết năm 2025 cho tổ chức, doanh nghiệp như thế nào?