Điều kiện thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam hiện nay là gì?

Điều kiện thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam hiện nay là gì? Các quyền lợi của thuyền viên khi làm việc trên tàu biển như thế nào? - Câu hỏi của chị Thương (Đồng Tháp).

Điều kiện thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam hiện nay là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:

Thuyền viên làm việc trên tàu biển
1. Thuyền viên là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đảm nhiệm chức danh trên tàu biển Việt Nam.
2. Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được phép làm việc trên tàu biển Việt Nam;
b) Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe, tuổi lao động và chứng chỉ chuyên môn theo quy định;
c) Được bố trí đảm nhận chức danh trên tàu biển;
d) Có sổ thuyền viên;
đ) Có hộ chiếu để xuất cảnh hoặc nhập cảnh, nếu thuyền viên đó được bố trí làm việc trên tàu biển hoạt động tuyến quốc tế.
...

Theo đó, thuyền viên muốn làm việc trên tàu biển Việt Nam cần đáp ứng đủ những yêu cầu theo quy định của pháp luật như trên.

Nếu là thuyền viên nước ngoài thì cần đáp ứng các điều kiện theo Điều 4 Thông tư 17/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 3, khoản 4 Điều 1 Thông tư 43/2019/TT-BGTVT như sau:

Điều kiện để thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam
1. Điều kiện chung:
a) Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe thuyền viên và đảm bảo tuổi lao động theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam;
b) Có giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động do Cục Việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp;
c) Có hợp đồng lao động thuyền viên theo quy định của pháp luật Việt Nam và tuân thủ Công ước Lao động hàng hải 2006 của Tổ chức Lao động quốc tế. Hợp đồng lao động thuyền viên phải phù hợp với giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc điện cấp giấy phép lao động;
d) Có hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà thuyền viên đó mang quốc tịch cấp;
đ) Có sổ thuyền viền;
e) Được bố trí đảm nhận chức danh trên tàu biển.
2. Điều kiện chuyên môn:
a) Có đủ chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đã được Việt Nam ký thỏa thuận về việc công nhận chứng chỉ chuyên môn cấp. Trường hợp chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền cửa quốc gia, vùng lãnh thổ đã được Việt Nam ký thỏa thuận công nhận chứng chỉ chuyên môn cấp theo quy tắc II/1, II/2, II/3, II/4, II/5, III/1, III/2, III/3, III/4, III/5, III/6, III/7, IV/2, V/1-1, V/1-2 của Công ước STCW thì phải có Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn;
b) Kinh nghiệm: đã có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng.
3. Thuyền viên nước ngoài thực tập trên tàu biển Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều này và có đủ Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đã được Việt Nam thỏa thuận về việc công nhận chứng chỉ chuyên môn cấp, phù hợp với loại tàu thực tập.

Như vậy, thuyền viên là công dân Việt Nam hay nước ngoài nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật đều có thể làm việc trên tàu biển Việt Nam.

Thuyền viên

Điều kiện thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam hiện nay là gì?

(Hình từ Internet)

Các quyền lợi của thuyền viên khi làm việc trên tàu biển là gì?

Theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:

Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên
1. Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Trường hợp chủ tàu hoặc thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên phải rời tàu biển thì chủ tàu có trách nhiệm chu cấp mọi chi phí sinh hoạt và đi đường cần thiết để thuyền viên hồi hương; trong trường hợp thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên rời tàu biển thì thuyền trưởng phải báo cáo chủ tàu.
3. Trường hợp tài sản riêng hợp pháp của thuyền viên bị tổn thất do tàu biển bị tai nạn thì chủ tàu phải bồi thường tài sản đó theo giá thị trường tại thời điểm và địa điểm giải quyết tai nạn. Thuyền viên có lỗi trực tiếp gây ra tai nạn làm tổn thất tài sản của mình thì không có quyền đòi bồi thường tài sản đó.
4. Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài và của thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo hợp đồng lao động.

Theo đó, các quyền lợi của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Theo các quy định tại Mục 2 Chương III Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 thì thuyền viên có một số quyền sau:

- Hưởng tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác.

- Thời giờ nghỉ ngơi; nghỉ hằng năm; nghỉ lễ, tết;

- Chế độ hồi hương;

- Bảo đảm an toàn thực phẩm;

- Bảo đảm sức khỏe;

- Chế độ khi bị tai nạn lao động hàng hải, bệnh nghề nghiệp;

- Được đào tạo, huấn luyện;

- Và một số quyền khác theo quy định của pháp luật.

Thuyền viên khi làm việc trên tàu biển có nghĩa vụ ra sao?

Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:

Nghĩa vụ của thuyền viên
1. Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật của quốc gia nơi tàu biển Việt Nam hoạt động;
b) Thực hiện mẫn cán nhiệm vụ của mình theo chức danh được giao và chịu trách nhiệm trước thuyền trưởng về những nhiệm vụ đó;
c) Thực hiện kịp thời, nghiêm chỉnh, chính xác mệnh lệnh của thuyền trưởng;
d) Phòng ngừa tai nạn, sự cố đối với tàu biển, hàng hóa, người và hành lý trên tàu biển. Khi phát hiện tình huống nguy hiểm, phải báo ngay cho thuyền trưởng hoặc sĩ quan trực ca biết, đồng thời thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa tai nạn, sự cố phát sinh từ tình huống nguy hiểm đó;
đ) Quản lý, sử dụng giấy chứng nhận, tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ và tài sản khác của tàu biển được giao phụ trách.
2. Thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động đã ký với chủ tàu hoặc người sử dụng lao động nước ngoài.

Như vậy, thuyền viên làm việc trên tàu biển phải thực hiện những nghĩa vụ theo quy định của pháp luật như trên.

Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tiền lương thuyền viên làm việc trên tàu biển được trả theo hình thức nào?
Lao động tiền lương
Thuyền viên làm việc trên tàu biển thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Có thể thỏa thuận để thuyền viên làm việc trên tàu biển không được nghỉ hằng năm không?
Lao động tiền lương
Nghỉ hằng năm của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Tiền lương của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam hiện nay như thế nào?
Lao động tiền lương
Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam có được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Lao động tiền lương
Điều kiện thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam hiện nay là gì?
Lao động tiền lương
Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam được nghỉ lễ, tết như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam
6,408 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào