Điều kiện dự thi nâng ngạch lên Thẩm tra viên cao cấp là gì?
Thẩm tra viên cao cấp là ai?
Tại Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 có quy định như sau:
Tiêu chuẩn ngạch Thẩm tra viên cao cấp
1. Chức trách:
Là chức danh tư pháp có yêu cầu chuyên môn cao nhất về nghiệp vụ Thẩm tra viên, được bố trí tại Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án quân sự trung ương.
2. Nhiệm vụ:
a) Trực tiếp thẩm tra hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án; thẩm tra viên về thi hành án giúp Chánh án Tòa án thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án đối với các công việc có tính chất phức tạp cao;
...
Theo đó, Thẩm tra viên cao cấp là chức danh tư pháp có yêu cầu chuyên môn cao nhất về nghiệp vụ Thẩm tra viên, được bố trí tại Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án quân sự trung ương.
Điều kiện dự thi nâng ngạch lên Thẩm tra viên cao cấp là gì? (Hình từ Internet)
Thẩm tra viên chính đáp ứng điều kiện gì thì được dự thi nâng ngạch lên Thẩm tra viên cao cấp?
Tại Điều 13 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 có quy định như sau:
Điều kiện dự thi nâng ngạch
1. Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án được đăng ký dự thi nâng ngạch khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 3 năm liên tục tính đến thời điểm đăng ký dự thi nâng ngạch; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền;
b) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn ngạch hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;
c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch đăng ký dự thi.
3. Điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên
Công chức Tòa án nhân dân các cấp khi dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên ngoài các điều kiện tại Khoản 1 Điều này, còn phải có các điều kiện sau đây:
...
b) Nâng ngạch Thẩm tra viên cao cấp:
- Đã có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên tính đến thời điểm đăng ký dự thi nâng ngạch, trong đó thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng);
- Trong thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính hoặc tương đương đã chủ trì xây dựng được ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành hoặc cấp tỉnh trở lên được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu;
- Có chứng chỉ đào tạo Nghiệp vụ Thẩm tra viên cao cấp.
...
Theo quy định trên, nếu Thẩm tra viên chính muốn dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên cao cấp thì cần đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 3 năm liên tục tính đến thời điểm đăng ký dự thi nâng ngạch; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền;
- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí Thẩm tra viên cao cấp;
- Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của Thẩm tra viên cao cấp.
- Đã có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên tính đến thời điểm đăng ký dự thi nâng ngạch, trong đó thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng);
- Trong thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính hoặc tương đương đã chủ trì xây dựng được ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành hoặc cấp tỉnh trở lên được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu;
- Có chứng chỉ đào tạo Nghiệp vụ Thẩm tra viên cao cấp.
Thẩm tra viên cao cấp cần đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 có quy định như sau:
Tiêu chuẩn ngạch Thẩm tra viên cao cấp
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững và am hiểu sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hệ thống chính trị; mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng phát triển của Tòa án nhân dân;
b) Nắm vững và am hiểu hệ thống các quy định của pháp luật về nghiệp vụ Thẩm tra viên; tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân;
c) Chủ trì xây dựng các quy trình nghiệp vụ thẩm tra viên gắn với yêu cầu nhiệm vụ của Tòa án nhân dân để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
d) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng các đề án, đề tài, văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân;
đ) Thành thạo và làm chủ các kỹ năng soạn thảo, thuyết trình, bảo vệ và tổ chức thực hiện để xây dựng và triển khai các nhiệm vụ chuyên môn được giao;
e) Có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và đề xuất được các phương pháp để hoàn thiện hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Tòa án nhân dân;
g) Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong thực thi công vụ theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao;
h) Có năng lực thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao.
...
Theo đó, Thẩm tra viên cao cấp cần đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ theo như quy định nêu trên.
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Chính phủ điều chỉnh lại mức lương cơ sở 2.34 cho phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, lương cơ sở của cán bộ công chức viên chức nếu điều chỉnh còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố khác cụ thể thế nào?