Điều kiện cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp là gì?
Điều kiện cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp là gì?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định như sau:
Giám định về sở hữu trí tuệ
...
3. Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ:
a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Thường trú tại Việt Nam;
c) Có phẩm chất đạo đức tốt;
d) Có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp thẻ giám định, đã qua thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đó từ năm năm trở lên và đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có quyền trưng cầu giám định về sở hữu trí tuệ khi giải quyết vụ việc mà mình đang thụ lý.
5. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền yêu cầu giám định về sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
6. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.
Như vậy, cá nhân được cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
- Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Thường trú tại Việt Nam;
- Có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp thẻ giám định, đã qua thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đó từ năm năm trở lên và đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định.
Căn cứ quy định Tiểu mục 2 Mục 1 Thông tư 01/2008/TT-BKHCN được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 04/2012/TT-BKHCN hướng dẫn cụ thể về các điều kiện như sau:
ĐIỀU KIỆN VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
....
2. Điều kiện cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và hình thức hoạt động giám định
2.1. Các điều kiện để được cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là “Thẻ giám định viên”) quy định tại khoản 3 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ được hiểu như sau:
a) Điều kiện “Thường trú tại Việt Nam” được hiểu là có nơi sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại Việt Nam và đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về nơi cư trú;
b) Điều kiện “Có phẩm chất đạo đức tốt” được hiểu là không bị xử lý vi phạm hành chính do vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp hoặc về hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp và không thuộc diện bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
c) Điều kiện “Có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp Thẻ giám định viên” được hiểu là có Bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học các ngành kỹ thuật, khoa học vật lý, hóa học hoặc sinh học đối với chuyên ngành giám định sáng chế và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; có Bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học ngành bất kỳ đối với các chuyên ngành giám định khác;
d) Điều kiện “Đã qua thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đề nghị cấp Thẻ giám định viên từ 05 năm trở lên” được hiểu là đã trực tiếp làm công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, thanh tra, kiểm tra, pháp chế, tư vấn pháp luật về sở hữu công nghiệp, nghiên cứu khoa học có chức danh nghiên cứu viên, giảng dạy về sở hữu công nghiệp có chức danh giảng viên từ 05 năm trở lên, hoặc những người đã trực tiếp làm công tác giải thích, hướng dẫn thi hành các quy định pháp luật, xây dựng quy chế, trực tiếp thực hiện hoặc xét duyệt kết quả thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế (gồm cả giải pháp hữu ích), hoặc đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý (gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hóa) tại các cơ quan sở hữu công nghiệp quốc gia hoặc quốc tế từ 05 năm trở lên, hoặc những người đã hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp từ 05 năm trở lên.
Điều kiện cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp là gì?
Hồ sơ yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục III Thông tư 01/2008/TT-BKHCN được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN thì hồ sơ yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp bao gồm:
- 02 Tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên, làm theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 18/2011/TT-BKHCN ;
- Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện nghiệp vụ làm giám định viên sở hữu công nghiệp do Chủ tịch Hội đồng kiểm tra cấp theo quy định tại điểm c khoản 6 Mục II ban hành kèm theo Thông tư 01/2008/TT-BKHCN;
- Bản sao Chứng minh nhân dân;
- 02 ảnh 3x4 (cm);
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Mẫu tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên, làm theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 18/2011/TT-BKHCN, cụ thể như sau:
Mẫu tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên: TẢI VỀ
Trường hợp nào cá nhân bị thu hồi thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp?
Căn cứ quy định tiểu mục 5 Mục 3 Thông tư 01/2008/TT-BKHCN được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 04/2012/TT-BKHCN quy định về thẩn quyền, thủ tục cấp, thu hồi thẻ giám định viên như sau:
Thẩn quyền, thủ tục cấp, thu hồi thẻ giám định viên
...
5. Thu hồi Thẻ giám định viên
Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định thu hồi Thẻ giám định viên trong các trường hợp sau đây:
a) Có chứng cứ khẳng định rằng Thẻ giám định viên được cấp trái với quy định pháp luật;
b) Người được cấp Thẻ giám định viên không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ và khoản 2 Mục I của Thông tư này;
c) Người được cấp Thẻ giám định viên từ bỏ hoạt động giám định
...
Như vậy, cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định thu hồi Thẻ giám định viên trong trường hợp sau đây:
- Có chứng cứ khẳng định rằng Thẻ giám định viên được cấp trái với quy định pháp luật;
- Người được cấp Thẻ giám định viên không còn đáp ứng các điều kiện quy định để làm giám định về sở hữu trí tuệ và điều kiện cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp;
- Người được cấp Thẻ giám định viên từ bỏ hoạt động giám định.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?