Để được bổ nhiệm làm giám định viên tư pháp cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
Để được bổ nhiệm làm giám định viên tư pháp cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
Tại khoản 6 Điều 1 Luật Giám định tư pháp 2012 có quy định:
Giải thích từ ngữ
...
6. Giám định viên tư pháp là người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm để thực hiện giám định tư pháp.
Như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012, công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
- Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
- Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;
- Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
Để được bổ nhiệm làm giám định viên tư pháp cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Giám định tư pháp 2012, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đối với người có đủ tiêu chuẩn bao gồm các giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc đơn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của cá nhân đã là giám định viên tư pháp nhưng bị miễn nhiệm do nghỉ hưu hoặc thôi việc để thành lập văn phòng giám định tư pháp
- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm.
- Sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì không cần có Phiếu lý lịch tư pháp.
- Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc.
- Chứng chỉ đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự.
- Các giấy tờ khác chứng minh người được đề nghị bổ nhiệm đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý lĩnh vực giám định.
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp được quy định như thế nào?
Việc bổ nhiệm giám định viên tư pháp phải được thực hiện theo một trình tự nhất định. Tại Điều 9 Luật giám định tư pháp 2012, được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 có quy định cụ thể về thủ tục bổ nhiệm này như sau:
Bước 1: Lựa chọn người đủ tiêu chuẩn và đề nghị bổ nhiệm
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn và đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm giám định viên pháp y thuộc bộ mình.
Trong mỗi trường hợp thì người đề nghị nộp 01 bộ hồ sơ tương ứng để được giải quyết.
Bước 2: Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp. Trường hợp từ chối thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3: Đăng tải danh sách giám định viên tư pháp
Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập, đăng tải danh sách giám định viên tư pháp trên cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung về giám định viên tư pháp.
Bước 4: Cấp thẻ giám định viên tư pháp
Người được bổ nhiệm giám định viên tư pháp được cấp thẻ giám định viên tư pháp. Người có thẩm quyền bổ nhiệm giám định viên tư pháp q có thẩm quyền cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp.
Mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Có bổ nhiệm công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn nhân sự bên ngoài được không?
- Ủy quyền quyết toán thuế là gì? Ai được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là cán bộ hay công chức?
- Công chức biệt phái, luân chuyển được hưởng chế độ chính sách ra sao?