Để đảm bảo an toàn máy hàn điện trong quá trình sử dụng thì công nhân hàn điện cần đáp ứng yêu cầu gì?
Đối tượng nào phải đảm bảo an toàn lao động đối với máy hàn điện và công việc hàn điện?
Căn cứ tiểu mục 1.2 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 03:2011/BLĐTBXH quy định như sau:
1. Quy định chung
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật này quy định những yêu cầu chung về an toàn đối với máy hàn điện, hàn điện trong các điều kiện đặc biệt và đối với công việc hàn điện; ngoài những quy định này còn phải tuân theo các quy định khác có liên quan.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng với:
1.2.1. Các tổ chức, cá nhân chế tạo, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng máy hàn điện.
1.2.2. Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Như vậy, đối tượng phải đảm bảo an toàn lao động đối với máy hàn điện và công việc hàn điện gồm:
- Các tổ chức, cá nhân chế tạo, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng máy hàn điện.
- Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quân.
Để đảm bảo an toàn máy hàn điện trong quá trình sử dụng thì công nhân hàn điện cần đáp ứng yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Để đảm bảo an toàn máy hàn điện trong quá trình sử dụng thì công nhân hàn điện cần đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ tiểu mục 3.4 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 03:2011/BLĐTBXH quy định như sau:
3.4. Quy định đảm bảo an toàn máy hàn trong quá trình sử dụng
3.4.1. Máy hàn phải được sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo trì, bảo dưỡng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
3.4.2. Yêu cầu đối với công nhân hàn điện
3.4.2.1. Chỉ những người có chứng chỉ về công việc hàn điện, được huấn luyện về an toàn lao động và được cấp thẻ an toàn mới được phép thực hiện công việc hàn điện.
Việc huấn luyện định kỳ về an toàn lao động cho công nhân hàn điện phải được tiến hành ít nhất mỗi năm 01 lần.
3.4.2.2. Cấm nữ công nhân tiến hành công việc hàn điện trong các hầm, thùng, khoang, bể.
3.4.3. Yêu cầu về phương tiện bảo vệ cá nhân
3.4.3.1. Công nhân hàn điện phải được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, kính hàn, tạp dề, giầy, găng tay và các loại phương tiện bảo vệ khác theo quy định.
3.4.3.2. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân dùng cho thợ hàn phải đảm bảo chống tia lửa, chống lại được tác động cơ học, bụi kim loại nóng và những bức xạ có hại.
3.4.3.3. Khi hàn trong môi trường làm việc có hoá chất (a xít, kiềm, sản phẩm dầu mỡ...), trường điện từ, cũng như khi hàn các chi tiết đã được đốt nóng sơ bộ, công nhân hàn phải được trang bị quần áo bảo hộ lao động bằng vật liệu đảm bảo chống những tác động đó.
3.4.3.4. Khi hàn trong điều kiện có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn điện (hàn trong các hầm, thùng, khoang, bể kín, những nơi ẩm ướt...), ngoài quần áo bảo hộ lao động, công nhân hàn còn phải được trang bị găng tay, giầy cách điện, ở vị trí hàn phải có thảm hoặc bục cách điện.
3.4.3.5. Găng tay của công nhân hàn phải làm bằng vật liệu khó cháy, và chịu được các tác động cơ học.
3.4.3.6. Giầy của công nhân hàn phải làm bằng vật liệu khó cháy, cách điện và chịu được các tác động cơ học.
3.4.3.7. Mũ dùng cho công nhân hàn phải làm bằng vật liệu khó cháy, cách điện. Trong điều kiện làm việc có nguy cơ gây chấn thương cơ học, công nhân phải được trang bị mũ chịu được tác động cơ học.
3.4.3.8. Khi hàn ở môi trường có phát sinh hơi, khí độc hại mà không có thiết bị hút cục bộ, thợ hàn phải sử dụng các trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp phù hợp.
Như vậy, để đảm bảo an toàn máy hàn điện trong quá trình sử dụng thì yêu cầu đối với công nhân hàn điện gồm:
- Chỉ những người có chứng chỉ về công việc hàn điện, được huấn luyện về an toàn lao động và được cấp thẻ an toàn mới được phép thực hiện công việc hàn điện.
- Huấn luyện định kỳ về an toàn lao động cho công nhân hàn điện phải được tiến hành ít nhất mỗi năm 01 lần.
- Cấm nữ công nhân tiến hành công việc hàn điện trong các hầm, thùng, khoang, bể.
Quy định chung về công việc hàn điện như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 03:2011/BLĐTBXH quy định như sau:
2. Quy định về kỹ thuật
2.1. Quy định chung
2.1.1. Công việc hàn điện có thể tổ chức cố định trong các nhà xưởng, ngoài trời, hoặc có thể tổ chức tạm thời ngay trong những công trình xây dựng, sửa chữa.
2.1.2. Việc chọn quy trình công nghệ hàn ngoài việc phải đảm bảo an toàn chống điện giật còn phải tính đến khả năng phát sinh các yếu tố nguy hiểm và có hại khác (khả năng bị chấn thương cơ khí, bụi và hơi khí độc, bức xạ nhiệt, các tia hồng ngoại, ồn, rung...), đồng thời phải có các biện pháp an toàn và vệ sinh lao động để loại trừ chúng.
2.1.3. Vỏ kim loại của máy hàn phải được nối bảo vệ (nối đất hoặc nối "không") theo TCVN 7447 (IEC 60364). Trong trường hợp TCVN nói trên có sự thay đổi, bổ sung thì thực hiện theo những quy định mới nhất.
2.1.4. Khi tiến hành công việc hàn điện tại những nơi có nguy cơ cháy, nổ phải tuân theo các quy định an toàn phòng chống cháy, nổ.
2.1.5. Khi tiến hành công việc hàn điện trong các buồng, thùng, khoang, bể, phải thực hiện thông gió, cử người theo dõi và phải có biện pháp an toàn cụ thể và được người có trách nhiệm duyệt, cho phép.
Cấm hàn ở các hầm, thùng, khoang, bể đang có áp suất hoặc đang chứa chất dễ cháy, nổ.
Như vậy, công việc hàn điện phải đáp ứng các quy định chung như trên.
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Chính sách tăng lương chính thức cho 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT khi thực hiện cải cách tiền lương, cụ thể như thế nào?
- Chốt đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lương hưu lần 1, lần 2 hơn 15% là từ 1/7/2025 có đúng không?
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?