Danh sách địa chỉ Văn phòng công chứng Gò Vấp hiện nay gồm những nơi nào?
Điều kiện thành lập văn phòng công chứng là gì?
1. Điều kiện về loại hình doanh nghiệp
Theo khoản 1 Điều 22 Luật Công chứng 2014 thì Văn phòng công chứng được thành lập dưới loại hình công ty hợp danh.
Tuy nhiên, Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
2. Điều kiện về người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng
Căn cứ tại khoản 2 Điều 22 Luật Công chứng 2014 quy định:
- Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
- Tiêu chuẩn Công chứng viên được quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014 như sau:
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
+ Có bằng cử nhân luật;
+ Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
+ Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 Luật Công chứng 2014 hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Công chứng 2014;
+ Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
+ Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng;
3. Điều kiện về tên gọi của Văn phòng công chứng
Tên gọi của Văn phòng công chứng được quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Công chứng 2014, cụ thể:
Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
4. Điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng
Căn cứ tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định về trụ sở của Văn phòng công chứng như sau:
Trụ sở của Văn phòng công chứng phải có địa chỉ cụ thể, có nơi làm việc cho công chứng viên và người lao động với diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các đơn vị sự nghiệp, có nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ công chứng.
5. Điều kiện về con dấu của Văn phòng công chứng
Căn cứ quy định khoản 4 và khoản 5 Điều 22 Luật Công chứng 2014, được thay thế bởi điểm b khoản 9 Điều 73 Luật Giá 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định:
- Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
- Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy.
- Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Danh sách địa chỉ văn phòng công chứng Quận Gò Vấp hiện nay gồm những nơi nào? (Hình từ Internet)
Danh sách địa chỉ văn phòng công chứng Gò Vấp hiện nay gồm những nơi nào?
Dưới đây là danh sách địa chỉ văn phòng công chứng Gò Vấp hiện nay. Thông tin được cung cấp bởi Hội công chứng viên thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:
(1) Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Tạc
Địa chỉ: 41/4 Nguyễn Oanh, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP, HCM
Giờ làm việc: 08:00 - 17:00
Điện thoại: (028) 38 941 465
(2) Văn phòng công chứng Nguyễn Hồng Hà
Địa chỉ: Số 40A Nguyễn Thái Sơn, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP. HCM
Giờ làm việc: 07:30 - 11:30 và 13:00 - 17:00
Điện thoại: (028) 38 954 496
(3) Văn phòng công chứng Dương Thị Cẩm Thủy
Địa chỉ: 298 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP. HCM
Giờ làm việc: 07:30 - 11:00 và 13:00 - 17:00
Điện thoại: (028) 62 675 747
(4) Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Ngọc Bích
Địa chỉ: 672A 48-49 Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP. HCM
Giờ làm việc: 08:00 - 17:00
Điện thoại: 028 6657 0368
Công chứng viên tại Văn phòng công chứng Gò Vấp được chứng thực những giấy tờ gì?
Tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực
1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
...
4. Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng).
Theo đó, công chứng viên tại Văn phòng công chứng Gò Vấp có thể thực hiện chứng thực những giấy tờ sau đây:
- Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
- Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?