Đang có chồng có được đi nghĩa vụ quân sự không? Ngành nghề nào phù hợp yêu cầu Quân đội đối với Công dân nữ trình độ thạc sĩ?
Đang có chồng có được đi nghĩa vụ quân sự không?
Theo Điều 6 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định:
Nghĩa vụ phục vụ tại ngũ
1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân.
2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.
Theo quy định hiện hành thì công dân nữ không bắt buộc đi nghĩa vụ quân sự.
Tuy nhiên, theo Mục 4 Công văn 4267/BQP-TM năm 2023 về tuyển chọn và gọi công dân nữ nhập ngũ năm 2024 thì khi quân đội có nhu cầu thì công dân nữ có thể đi nghĩa vụ quân sự nếu đáp ứng được tất cả các điều kiện sau:
- Đang trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, tức là từ đủ 18 đến hết 25 tuổi; nếu đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng, đại học thì độ tuổi đến hết 27 tuổi
- Phải có đơn tình nguyện vào phục vụ trong Quân đội, được đại diện gia đình và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú xác nhận
- Chưa lập gia đình, chưa có con
- Đủ tiêu chuẩn sức khỏe loại 1, 2 theo quy định; riêng chiều cao lấy từ 1,60m trở lên, ngoại hình cân đối, quân dung tươi tỉnh.
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Đã tốt nghiệp đào tạo trung cấp trở lên; ưu tiên những công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng có ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng của Quân đội. Trường hợp có năng khiếu thực hiện theo quy định riêng của Bộ Quốc phòng.
Như vậy, công dân nữ mà đang có chồng thì không được đi nghĩa vụ quân sự.
Đang có chồng có được đi nghĩa vụ quân sự không? Ngành nghề nào phù hợp yêu cầu Quân đội đối với Công dân nữ trình độ thạc sĩ? (Hình từ Internet)
Ngành nghề nào phù hợp yêu cầu Quân đội đối với Công dân nữ trình độ thạc sĩ?
Theo Điều 3 Nghị định 14/2016/NĐ-CP quy định thì công dân nữ trình độ thạc sĩ thuộc ngành nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu Quân đội nhân dân gồm:
- Ngành ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài: Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ Nga; Ngôn ngữ Pháp; Ngôn ngữ Trung Quốc; Ngôn ngữ Nhật;
- Báo chí và Truyền thông: Báo chí học; Truyền thông đại chúng;
- Văn thư - lưu trữ: Lưu trữ học; Bảo tàng học;
- Tài chính;
- Kế toán;
- Luật: Luật dân sự và tố tụng dân sự; Luật hình sự và tố tụng hình sự; Luật kinh tế; Luật quốc tế;
- Máy tính và công nghệ thông tin: Khoa học máy tính; Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Công nghệ thông tin;
- Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông: Kỹ thuật điện; Kỹ thuật điện tử; Kỹ thuật ra đa - dẫn đường; Kỹ thuật viễn thông; Kỹ thuật mật mã;
- Các ngành Y, Dược gồm: Vi sinh học; Ký sinh trùng y học; Dịch tễ học; Dược lý và chất độc; Gây mê hồi sức; Hồi sức cấp cứu và chống độc; Ngoại khoa; Sản phụ khoa; Nội khoa; Thần kinh và tâm thần; Ung thư; Lao; Huyết học và truyền máu; Da liễu; Truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới; Tai - Mũi - Họng; Nhãn khoa; Y học dự phòng; Phục hồi chức năng; Chẩn đoán hình ảnh; Y học cổ truyền; Dinh dưỡng; Y học hạt nhân; Kỹ thuật hình ảnh y học; Vật lý trị liệu; Công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc; Dược lý và dược lâm sàng; Dược học cổ truyền; Kiểm nghiệm thuốc và độc chất; Điều dưỡng; Răng - Hàm - Mặt.
Sắp xếp công dân nữ tham gia nghĩa vụ quân sự theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 4 Nghị định 14/2016/NĐ-CP quy định:
Sắp xếp, quản lý công dân nữ có ngành, nghề chuyên môn đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch về quy mô, loại hình tổ chức, số lượng đơn vị dự bị động viên và căn cứ danh sách công dân nữ có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị (sau đây gọi chung là nữ binh sĩ dự bị) để sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên.
2. Nguyên tắc sắp xếp
a) Sắp xếp nữ binh sĩ dự bị có chuyên môn phù hợp với chức danh biên chế, nếu thiếu thì sắp xếp nữ binh sĩ dự bị có chuyên môn tương ứng;
b) Sắp xếp những nữ binh sĩ dự bị có nơi cư trú gần nhau hoặc cùng nơi làm việc vào một đơn vị;
c) Sắp xếp nữ binh sĩ dự bị nhóm A vào đơn vị bảo đảm chiến đấu trực thuộc quân chủng, binh chủng, đơn vị bộ đội địa phương;
d) Sắp xếp nữ binh sĩ dự bị nhóm A, nhóm B vào các đơn vị sau:
Đơn vị hậu cần, kỹ thuật trực thuộc Bộ Quốc phòng, quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, binh đoàn, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Nhà trường quân đội; đơn vị chuyên môn dự bị do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng; cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, binh đoàn; cơ quan trực thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương.
3. Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện) chủ trì, phối hợp đơn vị tiếp nhận nữ binh sĩ dự bị và Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức nơi nữ binh sĩ dự bị đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị, để tổ chức sắp xếp và quản lý nữ binh sĩ dự bị đã biên chế vào đơn vị dự bị động viên.
Theo đó sắp xếp công dân nữ có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị để sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên theo 04 nguyên tắc sau:
- Sắp xếp nữ binh sĩ dự bị có chuyên môn phù hợp với chức danh biên chế, nếu thiếu thì sắp xếp nữ binh sĩ dự bị có chuyên môn tương ứng;
- Sắp xếp những nữ binh sĩ dự bị có nơi cư trú gần nhau hoặc cùng nơi làm việc vào một đơn vị;
- Sắp xếp nữ binh sĩ dự bị nhóm A vào đơn vị bảo đảm chiến đấu trực thuộc quân chủng, binh chủng, đơn vị bộ đội địa phương;
- Ngoài ra sắp xếp nữ binh sĩ dự bị nhóm A, nhóm B vào các đơn vị phù hợp theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 4 Nghị định 14/2016/NĐ-CP quy định.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?