Đặc điểm nào không phải ưu điểm của nguồn lao động nước ta?

Đặc điểm nào sau đây không phải ưu điểm của nguồn lao động nước ta? Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm những gì?

Đặc điểm nào không phải ưu điểm của nguồn lao động nước ta?

Nguồn lao động Việt Nam có nhiều ưu điểm và nhược điểm đáng chú ý:

Về ưu điểm:

- Dân số vàng: Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu "dân số vàng" với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao, chiếm khoảng 57,3%.

- Nguồn nhân công dồi dào và giá rẻ: Điều này tạo lợi thế trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

- Lao động trẻ, năng động và sáng tạo: Đội ngũ lao động trẻ có học thức, ham học hỏi và tiếp thu nhanh các kỹ thuật, công nghệ mới.

- Trình độ học vấn tương đối cao: Tỷ lệ người dân không biết chữ rất thấp, giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Về nhược điểm (không phải ưu điểm):

- Chất lượng lao động còn thấp: Chất lượng lao động Việt Nam vẫn còn yếu kém, xếp vào loại thấp trên thang điểm quốc tế.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp: Số người lao động được đào tạo nghề và có kỹ năng chuyên môn còn ít, chỉ chiếm khoảng 14,9% lực lượng lao động.

- Khác biệt về trình độ giữa các khu vực: Sự chênh lệch về trình độ văn hóa và kỹ năng chuyên môn giữa lao động ở khu vực nông thôn và thành thị, cũng như giữa lao động nam và nữ.

- Ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp yếu: Điều này thể hiện qua lối sống vô tổ chức, làm việc tùy tiện và thiếu sự hợp tác giữa các thành viên.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Đặc điểm nào không phải ưu điểm của nguồn lao động nước ta?

Đặc điểm nào không phải ưu điểm của nguồn lao động nước ta? (Hình từ Internet)

Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm những gì?

Theo Điều 18 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định:

Chuẩn bị nguồn lao động
1. Doanh nghiệp dịch vụ chuẩn bị nguồn lao động trước khi đăng ký hợp đồng cung ứng lao động khi có yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động hoặc theo thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài tiếp nhận lao động và chỉ được thực hiện sau khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận.
2. Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động bao gồm:
a) Văn bản về việc chuẩn bị nguồn lao động;
b) Bản sao văn bản đề nghị hoặc thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài tiếp nhận lao động kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực; đối với bên nước ngoài lần đầu hợp tác với doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam thì gửi kèm tài liệu chứng minh được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài;
c) Phương án chuẩn bị nguồn lao động, trong đó nêu rõ số lượng người lao động, thời gian và phương thức chuẩn bị nguồn lao động;
d) Cam kết ưu tiên tuyển chọn người lao động đã tham gia hoạt động chuẩn bị nguồn lao động.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp dịch vụ, thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dịch vụ có hoạt động chuẩn bị nguồn lao động và cập nhật trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
4. Doanh nghiệp dịch vụ thực hiện chuẩn bị nguồn lao động như sau:
a) Tổ chức sơ tuyển người lao động;
b) Trực tiếp hoặc hợp tác, liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm để bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động trong trường hợp cần thiết và chỉ được thu phí đào tạo theo quy định của pháp luật.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết khoản 2 Điều này.

Theo đó hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:

- Văn bản về việc chuẩn bị nguồn lao động;

- Bản sao văn bản đề nghị hoặc thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài tiếp nhận lao động kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực; đối với bên nước ngoài lần đầu hợp tác với doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam thì gửi kèm tài liệu chứng minh được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài;

- Phương án chuẩn bị nguồn lao động, trong đó nêu rõ số lượng người lao động, thời gian và phương thức chuẩn bị nguồn lao động;

- Cam kết ưu tiên tuyển chọn người lao động đã tham gia hoạt động chuẩn bị nguồn lao động.

Mẫu văn bản chuẩn bị nguồn lao động hiện nay được quy định là mẫu nào?

Mẫu văn bản chuẩn bị nguồn lao động hiện nay được quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH như sau:

Một phần mẫu văn bản chuẩn bị nguồn lao động

Tải đầy đủ mẫu văn bản chuẩn bị nguồn lao động: Tại đây

Nguồn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Đặc điểm nào không phải ưu điểm của nguồn lao động nước ta?
Lao động tiền lương
Đặc điểm nguồn lao động nước ta hiện nay là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Nguồn lao động
28 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nguồn lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nguồn lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào