Công tác xã hội viên cần đáp ứng yêu cầu về trình độ đào tạo như thế nào?
Công tác xã hội viên cần đáp ứng yêu cầu về trình độ đào tạo như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Công tác xã hội viên - Mã số: V.09.04.02
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội phù hợp với nhiệm vụ công tác xã hội.
Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phải có chứng chỉ hoặc chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội do cơ sở đào tạo hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp theo chương trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp, chứng chỉ sơ cấp ngành công tác xã hội;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội.
...
Theo đó, Công tác xã hội viên phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau:
- Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội phù hợp với nhiệm vụ công tác xã hội.
Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phải có chứng chỉ hoặc chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội do cơ sở đào tạo hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp theo chương trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp, chứng chỉ sơ cấp ngành công tác xã hội;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội.
Công tác xã hội viên cần đáp ứng yêu cầu về trình độ đào tạo như thế nào? (Hình từ Internet)
Viên chức xét thăng hạng từ Nhân viên công tác xã hội lên Công tác xã hội viên phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Công tác xã hội viên - Mã số: V.09.04.02
...
4. Yêu cầu đối với viên chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên
Viên chức từ chức danh nghề nghiệp nhân viên công tác xã hội lên chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Thông tư này và có thời gian công tác giữ chức danh nghề nghiệp nhân viên công tác xã hội hoặc tương đương từ đủ 02 (hai) năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ cao đẳng hoặc từ đủ 03 (ba) năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ trung cấp. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có tối thiểu 01 năm (12 tháng) đang giữ chức danh nhân viên công tác xã hội tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Theo đó, viên chức xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp nhân viên công tác xã hội lên chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP).
- Đáp ứng các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH.
- Có thời gian công tác giữ chức danh nghề nghiệp nhân viên công tác xã hội hoặc tương đương từ đủ 02 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ cao đẳng hoặc từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ trung cấp.
Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có tối thiểu 01 năm đang giữ chức danh nhân viên công tác xã hội tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Mức lương của Công tác xã hội viên được nhận hiện nay là bao nhiêu?
Tại điểm b khoản 1 Điều 8 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH có quy định như sau
Xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội được áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 2 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên chính được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
b) Chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
...
Theo quy định trên, công tác xã hội viên được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của Công tác xã hội viên được tính như sau:
Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng
Theo đó, Công tác xã hội viên hiện nay có thể nhận mức lương từ 4.212.000 đồng/tháng đến 8.964.000 đồng/tháng.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?