Công tác tư vấn nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên hiện nay như thế nào?

Công tác tư vấn nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên hiện nay như thế nào? Những nhiệm vụ sắp tới nhằm hỗ trợ cho học sinh, sinh viên khởi nghiệp là gì? - Câu hỏi của bạn Tường (TPHCM).

Chủ thể nào có trách nhiệm thực hiện việc tư vấn nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên?

Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH như sau:

Trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung theo quy định tại Thông tư này đảm bảo thiết thực, hiệu quả; bố trí nguồn lực, tổ chức các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp.
2. Hỗ trợ, tạo điều kiện để người học tham gia các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm, khởi nghiệp dành cho người học các cấp. Khảo sát, thống kê số lượng người học tốt nghiệp có việc làm sau tốt nghiệp và số lượng người học khởi nghiệp hằng năm.
3. Hỗ trợ, tạo điều kiện để cán bộ, nhà giáo tham gia, triển khai các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp.
4. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức liên quan, các tổ chức Hội, đoàn thể trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp vận động, khuyến khích người học tích cực tham gia các hoạt động về nghề nghiệp, việc làm, khởi nghiệp.
5. Tổ chức thực hiện, chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền và báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan chủ quản định kỳ hằng năm hoặc thực hiện báo cáo theo yêu cầu đột xuất.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu.

Theo đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động nhằm tư vấn nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên.

Tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên

Công tác tư vấn nghề nghiệp cho học sịnh, sinh viên hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)

Công tác tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên hiện nay như thế nào?

Theo quy định Điều 6 Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH như sau:

Tư vấn nghề nghiệp
1. Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho người học có nhu cầu học giáo dục nghề nghiệp: Về tầm quan trọng của việc lựa chọn ngành nghề học; cách thức phát hiện thế mạnh bản thân và nuôi dưỡng ước mơ nghề nghiệp; ngành, nghề đào tạo, trình độ đào tạo; thông tin về mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tìm hiểu các chính sách, chế độ khi lựa chọn học nghề; nhu cầu nhân lực từ thị trường lao động.
2. Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho người học đang học tập tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Về phương pháp, kỹ năng hoạch định kế hoạch định hướng nghề nghiệp cho tương lai và một số kỹ năng cần thiết cho người học để hình thành thái độ nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, xây dựng kế hoạch học tập và phát triển năng lực nghề nghiệp; các chế độ, chính sách cho người lao động liên quan trực tiếp đến ngành, nghề đào tạo; thông tin tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao động đối với ngành, nghề người học đang theo học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
3. Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho người học sau tốt nghiệp có nhu cầu học ngành nghề khác hoặc có nhu cầu học trình độ cao hơn: Về ngành, nghề đào tạo, trình độ đào tạo; thông tin về mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; một số kỹ năng chuyển đổi, thích ứng linh hoạt cho người học.
4. Các nội dung tư vấn nghề nghiệp khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Như vậy, để giúp học sinh, sinh viên nắm và hiểu rõ về nghề nghiệp hiện nay, giúp định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng, sở trường và nguyện vọng của mình thì việc thực hiện các nội dung tư vấn nghề nghiệp cần thực hiện đúng và đầy đủ.

Những nhiệm vụ sắp tới nhằm hỗ trợ cho học sinh, sinh viên khởi nghiệp là gì?

Theo Mục II Kế hoạch triển khai Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2023 ban hành kèm theo Quyết định 339/QĐ-LĐTBXH năm 2023 như sau:

II. Nhiệm vụ, giải pháp
1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông
a) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên thông qua các hoạt động giáo dục; các video clip giới thiệu về mô hình hỗ trợ khởi nghiệp của đơn vị, phóng sự, hình ảnh, ấn phẩm tuyên truyền về khởi nghiệp; qua tài liệu và các phương tiện truyền thông.
b) Tổ chức tuyên dương, khen thưởng, tôn vinh các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực cho hoạt động khởi nghiệp của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thông qua hoạt động tổng kết, đánh giá thực hiện Kế hoạch năm 2023 và đánh giá, trao giải tại các cuộc thi.
2. Tổ chức cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” năm 2023 - Startup Kite 2023.
3. Tổ chức Ngày hội khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp năm 2023.
4. Tổ chức Diễn đàn kiến tạo khởi nghiệp dành cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
5. Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp
a) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, nhà giáo, người làm công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
b) Tổ chức đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
c) Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng chuyên đề khởi nghiệp và đưa vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn để phù hợp với thực tiễn;
d) Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu, hội thảo trao đổi, học tập kinh nghiệm về đào tạo khởi nghiệp trong nhà trường cho đội ngũ làm công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp.
6. Tạo môi trường hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp và tìm kiếm ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
a) Phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động giao lưu, khởi nghiệp; tổ chức các hoạt động thực tập, trải nghiệm tại doanh nghiệp để tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được tiếp cận với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khuyến khích cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, tạo không gian khởi nghiệp dùng chung cho học sinh, sinh viên trong nhà trường; thành lập các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
7. Hỗ trợ nguồn vốn cho các dự án, ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động bố trí nguồn vốn hỗ trợ ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên.
b) Tìm kiếm, kết nối với các doanh nghiệp hỗ trợ nguồn vốn hỗ trợ cho các dự án, ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và các hoạt động triển khai công tác hỗ trợ khởi nghiệp tại cơ sở.
8. Tổ chức quản lý, điều hành
Kiểm tra, đôn đốc, giám sát, theo dõi việc triển khai Kế hoạch năm 2023 tại các địa phương trên cả nước.

Theo đó, nhằm phát triển nâng cao kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên hiện nay, các cơ sở giáo dục phải làm tốt các công tác, nhiệm vụ mà nhà nước đã đề ra như trên.

Tư vấn nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Công tác tư vấn nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên hiện nay như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tư vấn nghề nghiệp
1,273 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tư vấn nghề nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào