Công chứng viên phải đáp ứng điều kiện gì để được cung cấp dịch vụ công chứng điện tử từ ngày 01/7/2025?
Công chứng viên phải đáp ứng điều kiện gì để được cung cấp dịch vụ công chứng điện tử từ ngày 01/7/2025?
Căn cứ theo Điều 63 Luật Công chứng 2024 quy định:
Điều kiện cung cấp dịch vụ công chứng điện tử
1. Công chứng viên được cung cấp dịch vụ công chứng điện tử khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có tài khoản để thực hiện công chứng điện tử;
b) Có chữ ký số và sử dụng dịch vụ cấp dấu thời gian theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Tổ chức hành nghề công chứng được cung cấp dịch vụ công chứng điện tử khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có tài khoản để thực hiện công chứng điện tử;
b) Có chữ ký số và sử dụng dịch vụ cấp dấu thời gian theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử;
c) Có đủ trang thiết bị kỹ thuật để thực hiện công chứng điện tử.
Chiếu theo quy định trên, công chứng viên phải đáp ứng được các điều kiện sau đây để được cung cấp dịch vụ công chứng điện tử:
- Có tài khoản để thực hiện công chứng điện tử;
- Có chữ ký số và sử dụng dịch vụ cấp dấu thời gian theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Tuy nhiên, đây chỉ là phần điều kiện của công chứng viên, để thực sự có thể cung cấp dịch vụ công chứng điện tử cho người yêu cầu công chứng thì tổ chức hành nghề công chứng và cả công chứng viên đều cùng phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật nêu trên.
Công chứng viên phải đáp ứng điều kiện gì để được cung cấp dịch vụ công chứng điện tử từ ngày 01/7/2025?
Văn bản trong công chứng điện tử được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 64 Luật Công chứng 2024 quy định:
Văn bản công chứng điện tử
1. Văn bản công chứng điện tử là chứng thư điện tử được tạo lập theo nguyên tắc và phạm vi quy định tại Điều 62 của Luật này.
2. Văn bản công chứng điện tử có hiệu lực kể từ thời điểm được ký bằng chữ ký số của công chứng viên và chữ ký số của tổ chức hành nghề công chứng.
3. Văn bản công chứng điện tử có giá trị pháp lý theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 của Luật này.
4. Việc chuyển đổi hình thức giữa văn bản công chứng điện tử và văn bản công chứng giấy được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Văn bản công chứng được chuyển đổi có giá trị như bản gốc khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, trừ trường hợp pháp luật quy định loại văn bản đó được chuyển giao quyền sở hữu và chỉ được tồn tại dưới một hình thức duy nhất.
Như vậy, theo Luật Công chứng 2024 quy định, văn bản công chứng điện tử là chứng thư điện tử được tạo lập theo nguyên tắc và phạm vi quy định tại Điều 62 Luật Công chứng 2024.
Văn bản công chứng điện tử có giá trị pháp lý theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Luật Công chứng 2024 và sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm được ký bằng chữ ký số của công chứng viên và chữ ký số của tổ chức hành nghề công chứng.
Ngoài ra, nếu có chuyển đổi hình thức giữa văn bản công chứng điện tử và văn bản công chứng giấy thì sẽ thực hiện chuyển đổi theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Theo đó, khi chuyển đổi hình thức văn bản công chứng thì phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử thì văn bản công chứng đó mới có giá trị pháp lý, trừ trường hợp pháp luật quy định loại văn bản đó được chuyển giao quyền sở hữu và chỉ được tồn tại dưới một hình thức duy nhất.
Công chứng viên được công chứng cho anh chị em ruột không?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 9 Luật Công chứng 2024 quy định:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm công chứng viên thực hiện các hành vi sau đây:
a) Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, quyền và lợi ích của Nhà nước;
b) Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích, chủ thể hoặc nội dung của giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;
c) Công chứng giao dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của người thân thích là vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh ruột, chị ruột, em ruột; anh ruột, chị ruột, em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;
...
Như vậy, theo quy định trên, công chứng viên bị nghiêm cấm thực hiện hành vi công chứng giao dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc người thân thích của mình, trong đó có anh chị em ruột.
Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ 01/07/2025.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Người lao động được nghỉ giữa giờ bao lâu?