Công chức xin thôi việc trước khi bị xem xét kỷ luật thì có bị xử lý kỷ luật không?
Công chức có được xin thôi việc trước khi bị xem xét kỷ luật hay không?
Theo Điều 59 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định:
Thôi việc đối với công chức
1. Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Do sắp xếp tổ chức;
b) Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
c) Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật này.
2. Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
3. Không giải quyết thôi việc đối với công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Không giải quyết thôi việc đối với công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp xin thôi việc theo nguyện vọng.
Theo đó, công chức sẽ không được giải quyết cho thôi việc khi đang trong thời gian xem xét kỷ luât, bị điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, theo điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục giải quyết thôi việc
1. Trường hợp thôi việc theo nguyện vọng:
...
c) Các lý do không giải quyết thôi việc:
- Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;
- Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế.
Theo đó, nếu thuộc các trường hợp tại điểm c khoản 1 Điều 4 như trên về các lý do không được giải quyết thôi việc thì công chức sẽ không được giải quyết thôi việc theo nguyện vọng.
Như vậy, công chức hoàn toàn có thể xin thôi việc trước khi bị xem xét kỷ luật, tuy nhiên để được nghỉ việc thì công chức không được thuộc điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP trên.
Công chức xin thôi việc trước khi bị xem xét kỷ luật thì có bị xử lý kỷ luật không? Hình từ Internet
Thủ tục giải quyết thôi việc đối với công chức được thực hiện như thế nào?
Nội dung về thủ tục được hướng dẫn bởi Nghị định 46/2010/NĐ-CP. Cụ thể, tại điểm a, điểm b khoản 1, khoản 3 Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP có nêu như sau:
Thủ tục giải quyết thôi việc
1. Trường hợp thôi việc theo nguyện vọng:
a) Công chức phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, nếu đồng ý cho công chức thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc bằng văn bản; nếu không đồng ý cho công chức thôi việc thì trả lời công chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định tại điểm c khoản này;
...
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định thôi việc được ban hành, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải thanh toán trợ cấp thôi việc đối với công chức.
Theo quy định trên, khi công chức nộp đơn thôi việc cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền, thủ trưởng đơn vị sẽ giải quyết trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đơn. Trường hợp không đồng ý thì phải nêu rõ lý do.
Công chức đã xin thôi việc thì có bị xử lý kỷ luật hay không?
Căn cứ Điều 84 Luật Cán bộ, công chức 2008, được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về áp dụng quy định của Luật cán bộ, công chức đối với các đối tượng khác như sau:
Áp dụng quy định của Luật cán bộ, công chức đối với các đối tượng khác
...
5. Việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu được quy định như sau:
a) Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật;
b) Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.
Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 được thực hiện theo quy định của Luật này.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Như vậy, kể cả khi đã xin thôi việc trước khi bị xem xét kỷ luật, công chức nếu có hành vi vi phạm thì vẫn sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?