Công chức viên chức Bộ Tư pháp được kéo dài thời gian đào tạo bồi dưỡng trong trường hợp nào?
Công chức viên chức Bộ Tư pháp được kéo dài thời gian đào tạo bồi dưỡng trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022 quy định về việc quản lý công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng như sau:
Quản lý công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng
1. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước, trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khóa học phải báo cáo kết quả học tập bằng văn bản và nộp bản sao các văn bản, chứng chỉ, bảng điểm (có chứng thực) về Vụ Tổ chức cán bộ hoặc theo thẩm quyền quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng quy định tại Điều 5 Quy chế này.
2. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khóa học, công chức, viên chức phải về nước (trừ trường hợp bất khả kháng) và báo cáo kết quả học tập bằng văn bản kèm theo đề nghị tiếp nhận, ý kiến của cơ quan quản lý lưu học sinh ở nước ngoài (nếu có) và bản sao chứng chỉ/chứng nhận, bảng điểm (có chứng thực) về đơn vị nơi công chức, viên chức công tác. Đơn vị nơi công chức, viên chức công tác gửi hồ sơ kèm theo Công văn đề nghị tiếp nhận về Vụ Tổ chức cán bộ để làm thủ tục tiếp nhận, bố trí công tác theo quy định hoặc thực hiện thủ tục tiếp nhận, bố trí công tác theo thẩm quyền quản lý công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng.
3. Trường hợp vì lý do khách quan, công chức, viên chức phải kéo dài thời gian học tập hoặc không theo hết khóa học thì phải báo cáo Bộ trưởng (qua Vụ Tổ chức cán bộ) hoặc người được phân cấp chọn, cử đi đào tạo, bồi dưỡng, Thủ trưởng đơn vị và chỉ được kéo dài thời gian học tập hoặc cho thôi học sau khi có quyết định cho phép kéo dài thời gian học tập hoặc cho thôi học của người có thẩm quyền theo quy định. Hết thời hạn ghi trong quyết định cho phép kéo dài thời gian học tập, công chức, viên chức đi học phải trở về đơn vị công tác.
...
Theo đó, công chức viên chức Bộ Tư pháp được kéo dài thời gian học tập trong trường hợp vì có lý do khách quan.
Để được kéo dài thời gian học tập khi có lý do khách quan, công chức viên chức Bộ Tư pháp phải báo cáo Bộ trưởng (qua Vụ Tổ chức cán bộ) hoặc người được phân cấp chọn, cử đi đào tạo, bồi dưỡng, Thủ trưởng đơn vị và chỉ được kéo dài thời gian học tập sau khi có quyết định cho phép kéo dài thời gian học tập của người có thẩm quyền theo quy định.
Công chức viên chức Bộ Tư pháp được kéo dài thời gian đào tạo bồi dưỡng trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Kinh phí đào tạo bồi dưỡng công chức viên chức Bộ Tư pháp được lấy từ những nguồn nào?
Căn cứ theo Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022 quy định về kinh phí đào tạo bồi dưỡng như sau:
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
1. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức do ngân sách nhà nước cấp, kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng công chức, của công chức, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo các Chương trình, Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn khác bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Theo đó, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức được lấy từ các nguồn:
- Do ngân sách nhà nước cấp;
- Kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng công chức;
- Kinh phí của công chức;
- Tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức được lấy từ các nguồn:
- Từ viên chức;
- Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo các Chương trình, Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Các nguồn khác bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Việc đền bù chi phí đào tạo của công chức viên chức Bộ Tư pháp được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022 quy định về việc đền bù chi phí đào tạo như sau:
Đền bù chi phí đào tạo
Việc đền bù chi phí đào tạo của công chức, viên chức được thực hiện theo quy định tại Nghị định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Theo đó, việc đền bù chi phí đào tạo của công chức, viên chức Bộ Tư pháp được thực hiện theo quy định tại Nghị định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?