Công chức viên chức Bộ Tư pháp được cử đi đào tạo bồi dưỡng phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn gì?
Công chức viên chức Bộ Tư pháp được cử đi đào tạo bồi dưỡng phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn gì?
Căn cứ theo Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022 quy định như sau:
Điều kiện và tiêu chuẩn cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng
Công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước và nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Đảng, pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng, quản lý cán bộ, yêu cầu của chương trình hợp tác, của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Theo đó, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước và nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Đảng, pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng, quản lý cán bộ, yêu cầu của chương trình hợp tác, của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Công chức viên chức Bộ Tư pháp được cử đi đào tạo bồi dưỡng phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn gì?
Hồ sơ đăng ký dự tuyển đi đào tạo bồi dưỡng của công chức viên chức Bộ Tư pháp gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022 quy định như sau:
Hồ sơ đăng ký đi đào tạo, bồi dưỡng
1. Hồ sơ đăng ký dự tuyển bao gồm:
a) Đơn xin dự tuyển, trong đó nêu rõ: họ tên, năm sinh, chức vụ, ngạch công chức, viên chức, thời gian công tác, nhiệm vụ đang đảm nhiệm, chuyên ngành đã tốt nghiệp, chuyên ngành đăng ký dự thi, tên đề tài nghiên cứu, thời gian nghiên cứu (nếu có). Đối với trường hợp tự liên hệ các khóa đào tạo, bồi dưỡng trong đơn xin dự tuyển đề nghị trình bày rõ chuyên ngành dự tuyển, dự kiến: các cơ sở đào tạo sẽ đăng ký dự tuyển, nước đến và khoảng thời gian dự tuyển (có thể trên 01 năm).
b) Văn bản cử công chức, viên chức dự tuyển của Thủ trưởng quản lý trực tiếp;
c) Thông báo tuyển sinh của cơ sở đào tạo trong trường hợp tự liên hệ các khóa đào tạo, bồi dưỡng (nếu có);
d) Các tài liệu khác theo yêu cầu của khóa học.
...
Theo đó, hồ sơ đăng ký dự tuyển đi đào tạo bồi dưỡng của công chức viên chức Bộ Tư pháp gồm:
- Đơn xin dự tuyển, trong đó nêu rõ: Họ tên, năm sinh, chức vụ, ngạch công chức, viên chức, thời gian công tác, nhiệm vụ đang đảm nhiệm, chuyên ngành đã tốt nghiệp, chuyên ngành đăng ký dự thi, tên đề tài nghiên cứu, thời gian nghiên cứu (nếu có).
Đối với trường hợp tự liên hệ các khóa đào tạo, bồi dưỡng trong đơn xin dự tuyển đề nghị trình bày rõ chuyên ngành dự tuyển, dự kiến: các cơ sở đào tạo sẽ đăng ký dự tuyển, nước đến và khoảng thời gian dự tuyển.
- Văn bản cử công chức, viên chức dự tuyển của Thủ trưởng quản lý trực tiếp;
- Thông báo tuyển sinh của cơ sở đào tạo trong trường hợp tự liên hệ các khóa đào tạo, bồi dưỡng (nếu có);
- Các tài liệu khác theo yêu cầu của khóa học.
Ai có thẩm quyền cử công chức viên chức Bộ Tư pháp đi đào tạo bồi dưỡng?
Căn cứ theo Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022, thẩm quyền cử công chức viên chức Bộ Tư pháp đi đào tạo bồi dưỡng được quy định như sau:
- Bộ trưởng quyết định cử công chức, viên chức đi học các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tương ứng với các đối tượng sau:
+ Chương trình đào tạo sau đại học và bồi dưỡng ở nước ngoài cho công chức, viên chức các đơn vị thuộc Bộ, trừ các đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022;
+ Chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước đối với Thứ trưởng và tương đương, Vụ trưởng và tương đương các đơn vị thuộc Bộ.
- Thứ trưởng được phân công phụ trách lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức quyết định cử công chức, viên chức đi học các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước tương ứng với các đối tượng sau:
+ Chương trình đào tạo sau đại học ở trong nước cho công chức, viên chức từ Phó Vụ trưởng và tương đương trở xuống các đơn vị thuộc Bộ, trừ các đối tượng quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022;
+ Chương trình bồi dưỡng ở trong nước cho công chức, viên chức là Phó Vụ trưởng và tương đương các đơn vị thuộc Bộ.
- Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ: được Bộ trưởng phân cấp quyết định cử công chức đi học các chương trình đào tạo lý luận chính trị, bồi dưỡng ở trong nước tương ứng với các đối tượng là công chức từ Trưởng phòng và tương đương trở xuống của các đơn vị thuộc Bộ, trừ Cục Công tác phía Nam.
- Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam: được Bộ trưởng phân cấp quyết định cử công chức, viên chức từ Trưởng phòng và tương đương trở xuống của đơn vị đi học các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước, trừ các đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022.
- Thủ trưởng đơn vị có đơn vị sự nghiệp: được Bộ trưởng phân cấp quyết định cử viên chức của đơn vị đi học các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước.
- Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội và Giám đốc Học viện Tư pháp: được Bộ trưởng phân cấp quyết định cử viên chức từ Trưởng phòng và tương đương trở xuống của đơn vị đi học các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài.
- Lãnh đạo Bộ hoặc Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ: quyết định cử công chức, viên chức của các đơn vị đi đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và thẩm quyền phân cấp tương ứng trong trường hợp cơ sở đào tạo, bồi dưỡng yêu cầu việc chọn, cử phải do Bộ Tư pháp thực hiện.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Mẫu định mức lao động trong công ty chuẩn 2025 là mẫu nào?
- Trợ cấp thôi việc cho công chức bao nhiêu tháng lương?
- Chiến sĩ Dân quân tự vệ được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mấy lần?
- Dân quân tự vệ được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi có mấy lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở?