Công chức ngành Kiểm sát nhân dân bị cách chức không được hưởng phụ cấp chức vụ, chức danh kể từ thời điểm nào?

Công chức ngành Kiểm sát nhân dân bị cách chức không được hưởng phụ cấp chức vụ, chức danh kể từ thời điểm nào?

Công chức ngành Kiểm sát nhân dân bị cách chức không được hưởng phụ cấp chức vụ, chức danh kể từ thời điểm nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 442/VKSTC năm 2023 quy định như sau:

Chế độ, chính sách đối với công chức từ chức, miễn nhiệm, cách chức
1. Công chức lãnh đạo quản lý sau khi có quyết định từ chức được bảo lưu phụ cấp chức vụ theo quy định hiện hành đến hết thời hạn giữ chức vụ.
Công chức sau khi từ chức nếu có nguyện vọng tiếp tục công tác thì cấp có thẩm quyền có thể căn cứ vào năng lực, đạo đức, kinh nghiệm để xem xét, bố trí công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Công chức đã từ chức và bố trí công tác khác, nếu được cấp có thẩm quyền đánh giá tốt, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện và khắc phục được những yếu kém, sai phạm, khuyết điểm thì có thể được xem xét để quy hoạch, bổ nhiệm theo quy định.
2. Công chức bị miễn nhiệm, cách chức không được hưởng phụ cấp chức vụ, chức danh kể từ ngày có quyết định.
Công chức bị miễn nhiệm vụ lý do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong 02 năm liên tiếp thì cơ quan có thẩm quyền cho thôi việc theo quy định của pháp luật.

Theo đó, công chức ngành Kiểm sát nhân dân bị cách chức không được hưởng phụ cấp chức vụ, chức danh kể từ ngày có quyết định.

Công chức ngành Kiểm sát nhân dân bị cách chức không được hưởng phụ cấp chức vụ, chức danh kể từ thời điểm nào?

Công chức ngành Kiểm sát nhân dân bị cách chức không được hưởng phụ cấp chức vụ, chức danh kể từ thời điểm nào?

Công chức ngành Kiểm sát nhân dân bị cách chức có được xem xét bố trí công tác không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 442/VKSTC năm 2023 quy định như sau:

Việc bố trí công tác đối với công chức sau khi miễn nhiệm, từ chức, cách chức
Việc bố trí công chức sau khi từ chức, miễn nhiệm, cách chức thực hiện theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành Kiểm sát nhân dân và theo định hướng như sau:
1. Công chức tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc xin nghi công tác thì cấp có thẩm quyền xem xét theo nguyện vọng của công chức theo quy định.
2. Công chức từ chức, miễn nhiệm (chức vụ) có nguyện vọng tiếp tục công tác thì cấp có thẩm quyền xem xét bố trí như sau:
a. Trường hợp thời gian công tác còn dưới 5 năm: cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí làm công tác chuyên môn (không làm công tác lãnh đạo, quản lý), được giữ nguyên ngạch công chức đã được bổ nhiệm.
b. Trường hợp thời gian công tác còn từ trên 5 năm trở lên:
- Cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí công tác theo nguyên tắc như Khoản a nêu trên.
- Công chức sau khi bị kỷ luật tự nguyện xin từ chức thì được cấp có thẩm quyền căn cứ tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí công tác theo hướng giảm một cấp so với chức vụ khi bị kỷ luật. Sau 24 tháng ở vị trí công tác mới, nêu khắc phục tốt những sai phạm, khuyết điểm, được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện thì được cấp có thẩm quyền xem xét, quy hoạch, bổ nhiệm lại chức danh đã đảm nhiệm hoặc tương tương.
3. Công chức bị miễn nhiệm chức danh, cách chức được cấp có thẩm quyền căn cứ vào năng lực, đạo đức, kinh nghiệm để xem xét, bố trí công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Theo đó, công chức ngành Kiểm sát nhân dân bị cách chức được cấp có thẩm quyền căn cứ vào năng lực, đạo đức, kinh nghiệm để xem xét và bố trí công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Công chức ngành Kiểm sát nhân dân có phải thi hành quyết định cách chức khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 442/VKSTC năm 2023 quy định như sau:

Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến miễn nhiệm, từ chức, cách chức đối với công chức
1. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc miễn nhiệm, từ chức, cách chức thực hiện theo quy định của Đảng; quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo hiện hành.
2. Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo thì các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thi hành quyết định miễn nhiệm, từ chức, cách chức của cấp có thẩm quyền.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có đủ cơ sở kết luận việc miễn nhiệm, từ chức, cách chức là sai thì cấp có thẩm quyền phải có quyết định bố trí lại chức vụ, chức danh và giải quyết các quyền lợi hợp pháp liên quan đến chức vụ, chức danh cũ của công chức.

Theo đó, trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại thì công chức ngành Kiểm sát nhân dân phải thi hành quyết định cách chức của cấp có thẩm quyền.

Kiểm sát nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Viên chức ngành Kiểm sát nhân dân có được kiến nghị khi không đồng ý với kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng không?
Lao động tiền lương
Công chức ngành Kiểm sát nhân dân có trên bao nhiêu phần trăm số phiếu tín nhiệm thấp thì được xem xét từ chức?
Lao động tiền lương
Bố trí công tác thế nào với công chức ngành Kiểm sát nhân dân từ chức có nguyện vọng tiếp tục công tác?
Lao động tiền lương
Công chức ngành Kiểm sát nhân dân bị cách chức không được hưởng phụ cấp chức vụ, chức danh kể từ thời điểm nào?
Lao động tiền lương
Công chức ngành Kiểm sát nhân dân có phải tiếp tục thực hiện chức trách khi chưa có quyết định cho từ chức không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Kiểm sát nhân dân
201 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm sát nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm sát nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào