Công chức kiểm ngư viên trung cấp đã có thời gian giữ ngạch 3 năm thì có được dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm ngư viên?
Công chức kiểm ngư viên trung cấp đã có thời gian giữ ngạch 3 năm thì có được dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm ngư viên?
Tại khoản 5 Điều 18 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT có quy định:
Kiểm ngư viên
...
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên hoặc tương đương.
5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm ngư viên
Có thời gian giữ ngạch kiểm ngư viên trung cấp và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch kiểm ngư viên trung cấp thì thời gian giữ ngạch kiểm ngư viên trung cấp tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
Như vậy, công chức kiểm ngư viên trung cấp đã có thời gian giữ ngạch 3 năm trở lên được phép dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm ngư viên.
Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch kiểm ngư viên trung cấp thì thời gian giữ ngạch kiểm ngư viên trung cấp tối thiểu 01 năm tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
Công chức kiểm ngư viên trung cấp đã có thời gian giữ ngạch 3 năm thì có được dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm ngư viên? (Hình từ Internet)
Kiểm ngư viên được áp dụng hệ số lương loại nào?
Tại khoản 1 Điều 24 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định tiêu chuẩn về cách xếp lương của kiểm ngư viên như sau:
Cách xếp lương
1. Các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Thông tư này áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ như sau:
a) Ngạch kiểm lâm viên chính, kiểm ngư viên chính, thuyền viên kiểm ngư chính được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
b) Ngạch kiểm dịch viên chính động vật, kiểm dịch viên chính thực vật, kiểm soát viên chính đê điều được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
c) Ngạch kiểm dịch viên động vật, kiểm dịch viên thực vật, kiểm soát viên đê điều, kiểm lâm viên, kiểm ngư viên, thuyền viên kiểm ngư được áp dụng hệ số lương công chức loại Al, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
d) Ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật, kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật, kiểm soát viên trung cấp đê điều, kiểm lâm viên trung cấp, kiểm ngư viên trung cấp, thuyền viên kiểm ngư trung cấp được áp dụng hệ số lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Như vậy, kiểm ngư viên được áp dụng hệ số lương công chức loại Al, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Kiểm ngư viên có tham gia xây dựng phương án thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam?
Tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định về nhiệm vụ của kiểm ngư viên như sau:
Kiểm ngư viên
1. Chức trách
Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được phân công.
2. Nhiệm vụ
a) Tham gia xây dựng phương án, kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.
b) Tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao.
c) Thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo nhiệm vụ được phân công.
d) Tham gia thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế, pháp luật các nước có liên quan trong lĩnh vực thủy sản; hướng dẫn ngư dân và tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thủy sản.
đ) Phối hợp với các cơ quan có liên quan khi triển khai thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản.
e) Tham gia nghiên cứu, áp dụng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao.
g) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.
...
Như vậy, kiểm ngư viên có nhiệm vụ phải tham gia xây dựng phương án, kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?