Công chức giữ chức vụ quản lý bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?
Công chức giữ chức vụ quản lý bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?
Tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định:
Miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý
1. Việc xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
b) Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
c) Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;
d) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;
đ) Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.
...
Như vậy, việc xem xét miễn nhiệm đối với công chức giữ chức vụ quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Có hai năm liên tiếp bị xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
- Công chức đã bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức tuy nhiên do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
- Công chức đã bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo 02 lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;
- Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;
- Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.
Công chức giữ chức vụ quản lý bị miễn nhiệm trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Việc xem xét miễn nhiệm đối với công chức giữ chức vụ quản lý được thực hiện như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 66 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định:
Miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý
1. Việc xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
b) Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
c) Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;
d) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;
đ) Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.
2. Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý:
a) Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng cơ quan trực tiếp sử dụng công chức hoặc cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
b) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm đối với công chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.
Như vậy, quy trình xem xét miễn nhiệm đối với công chức giữ chức vụ quản lý được thực hiện như sau:
- Khi đã có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với công chức giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu cơ quan trực tiếp sử dụng công chức hoặc cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ thực hiện đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
- Chậm nhất sau khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải thảo luận và biểu quyết bằng phiếu kín.
Việc quyết định miễn nhiệm đối với công chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; với trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì việc miễn nhiệm sẽ do người đứng đầu quyết định.
Công chức giữ chức vụ quản lý sau khi bị miễn nhiệm sẽ được bố trí công việc như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 66 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định:
Miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý
...
3. Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi bị miễn nhiệm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức bố trí công tác phù hợp; công chức có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền. Trường hợp công chức bị miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp thì cơ quan có thẩm quyền cho thôi việc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, công chức giữ chức vụ quản lý sau khi bị miễn nhiệm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức bố trí công tác phù hợp; công chức có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền.
Trường hợp công chức bị miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp thì cơ quan có thẩm quyền cho thôi việc theo quy định của pháp luật.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Có bổ nhiệm công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn nhân sự bên ngoài được không?
- Ủy quyền quyết toán thuế là gì? Ai được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là cán bộ hay công chức?
- Công chức biệt phái, luân chuyển được hưởng chế độ chính sách ra sao?