Có thể kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án lao động trong thời hạn bao lâu?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án lao động được thực hiện trong thời hạn bao lâu?

Có thể kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án lao động trong thời hạn bao lâu?

Căn cứ theo Điều 355 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm cụ thể như sau:

Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 352 của Bộ luật này.

Theo đó, thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án lao động là 01 năm kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Có thể kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án lao động trong thời hạn bao lâu?

Có thể kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án lao động trong thời hạn bao lâu? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án lao động?

Căn cứ theo Điều 354 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm cụ thể như sau:

Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
3. Người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm.

Theo đó, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án lao động.

Phát hiện được tình tiết mới có là căn cứ để được xem xét kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án lao động không?

Căn cứ theo Điều 352 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm cụ thể như sau:

Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;
2. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;
3. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
4. Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.

Theo đó, phát hiện được tình tiết mới quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án là căn cứ để xem xét kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án lao động.

Mẫu đơn đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm bản án lao động là mẫu nào?

Mẫu đơn đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm bản án lao động là Mẫu số 83-DS Danh mục 93 biểu mẫu trong tố tụng dân sự ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP, cụ thể như sau:

Mẫu đơn đề nghị tái thẩm

Tải mẫu đơn đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm: Tại đây

Thủ tục tái thẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Có thể kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án lao động trong thời hạn bao lâu?
Lao động tiền lương
Ai có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án lao động?
Lao động tiền lương
Người lao động làm đơn đề nghị xem xét bản án tranh chấp lao động theo thủ tục tái thẩm như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thủ tục tái thẩm
242 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thủ tục tái thẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thủ tục tái thẩm

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật tố tụng dân sự năm 2024 Tổng hợp 06 văn bản quy định về Thừa kế mới nhất Tổng hợp văn bản về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mới nhất Hệ thống các văn bản pháp luật hướng dẫn về vấn đề “Hòa giải” Hệ thống pháp luật về Giải quyết Tranh chấp thương mại tại Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào