Cơ sở nào có trách nhiệm hướng dẫn thực hành khám chữa bệnh đối với y sỹ y học cổ truyền?

Cho tôi hỏi cơ sở nào có trách nhiệm hướng dẫn thực hành khám chữa bệnh đối với y sỹ y học cổ truyền? Câu hỏi của chị T.B (Thái Bình)

Cơ sở nào có trách nhiệm hướng dẫn thực hành khám chữa bệnh đối với y sỹ y học cổ truyền?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định:

Cơ sở hướng dẫn thực hành
1. Cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh bác sỹ:
a) Đối với bác sỹ y khoa, bác sỹ y học dự phòng: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện;
b) Đối với bác sỹ y học cổ truyền: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện và phải có phạm vi hoạt động chuyên môn về y học cổ truyền;
c) Đối với bác sỹ răng hàm mặt: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện và phải có phạm vi hoạt động chuyên môn về răng hàm mặt.
2. Cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh y sỹ:
a) Đối với y sỹ đa khoa: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện; phòng khám đa khoa; trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là trạm y tế xã);
b) Đối với y sỹ y học cổ truyền: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa hoặc trạm y tế xã. Các cơ sở này phải có phạm vi hoạt động chuyên môn về y học cổ truyền.
...

Theo đó, cơ sở hướng dẫn thực hành khám chữa bệnh đối với chức danh y sỹ y học cổ truyền là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa hoặc trạm y tế xã. Các cơ sở này phải có phạm vi hoạt động chuyên môn về y học cổ truyền.

Cơ sở nào có trách nhiệm hướng dẫn thực hành khám chữa bệnh đối với y sỹ y học cổ truyền?

Cơ sở nào có trách nhiệm hướng dẫn thực hành khám chữa bệnh đối với y sỹ y học cổ truyền?

Ai có thẩm quyền hướng dẫn thực hành đối với người có văn bằng y sỹ y học cổ truyền?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định:

Tổ chức thực hành
...
4. Một số trường hợp cụ thể về chức danh, phạm vi hành nghề của người hướng dẫn thực hành:
a) Đối với người có văn bằng bác sỹ y khoa thì người hướng dẫn là bác sỹ với phạm vi hành nghề y khoa hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa, trừ bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ y học dự phòng, bác sỹ răng hàm mặt;
b) Đối với người có văn bằng bác sỹ y học dự phòng thì người hướng dẫn là bác sỹ với phạm vi hành nghề y học dự phòng hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề y khoa hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa, trừ bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ răng hàm mặt;
c) Đối với người có văn bằng y sỹ đa khoa thì người hướng dẫn thực hành là y sỹ với phạm vi hành nghề đa khoa hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề y khoa hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa, trừ bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ y học dự phòng, bác sỹ răng hàm mặt;
d) Đối với người có văn bằng y sỹ y học cổ truyền thì người hướng dẫn thực hành là y sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền;
đ) Đối với người có văn bằng điều dưỡng thì người hướng dẫn thực hành là điều dưỡng;
e) Đối với người có văn bằng hộ sinh thì người hướng dẫn thực hành là hộ sinh hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa phụ sản;
g) Đối với người có văn bằng kỹ thuật hình ảnh y học thì người hướng dẫn thực hành là kỹ thuật hình ảnh y học hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh;
h) Đối với người có văn bằng kỹ thuật xét nghiệm y học thì người hướng dẫn thực hành là kỹ thuật xét nghiệm y học hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa xét nghiệm;
i) Đối với người có văn bằng kỹ thuật phục hồi chức năng thì người hướng dẫn thực hành là kỹ thuật phục hồi chức năng hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa phục hồi chức năng;
k) Đối với người có văn bằng kỹ thuật phục hình răng thì người hướng dẫn thực hành là kỹ thuật phục hình răng hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề răng hàm mặt;
l) Đối với người có văn bằng kỹ thuật khúc xạ nhãn khoa thì người hướng dẫn thực hành là kỹ thuật khúc xạ nhãn khoa hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa mắt;
...

Theo đó, đối với người có văn bằng y sỹ y học cổ truyền thì người hướng dẫn thực hành là y sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền.

Thời gian thực hành khám chữa bệnh đối với y sỹ y học cổ truyền là bao lâu?

Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định:

Thời gian, nội dung thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
2. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là 09 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
...

Theo đó, thời gian thực hành khám chữa bệnh đối với y sỹ y học cổ truyền là 09 tháng, trong đó:

- Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng;

- Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.

Thực hành khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Trường hợp nào người đề nghị cấp giấy phép hành nghề không cần phải thực hành khám bệnh, chữa bệnh?
Lao động tiền lương
Thời gian tạm dừng thực hành khám chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là bao lâu?
Lao động tiền lương
Việc bảo lưu kết quả thực hành khám chữa bệnh đối với bác sỹ được thực hiện như thế nào?
Lao động tiền lương
Cơ sở nào thực hiện việc hướng dẫn thực hành khám chữa bệnh đối với dinh dưỡng lâm sàng?
Lao động tiền lương
Việc hướng dẫn thực hành khám chữa bệnh đối với chức danh tâm lý lâm sàng do cơ sở nào thực hiện?
Lao động tiền lương
Thực hiện việc bảo lưu kết quả thực hành khám chữa bệnh của hộ sinh như thế nào?
Lao động tiền lương
Cơ sở hướng dẫn thực hành khám chữa bệnh đối với bác sỹ răng hàm mặt được quy định thế nào?
Lao động tiền lương
Thời gian thực hành khám chữa bệnh đối với chức danh hộ sinh là bao lâu?
Lao động tiền lương
Điều dưỡng có thời gian thực hành khám bệnh chữa bệnh bao lâu?
Lao động tiền lương
Kỹ thuật y mất bao lâu để thực hành khám bệnh chữa bệnh trước khi cấp giấy phép hành nghề?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thực hành khám chữa bệnh
1,634 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thực hành khám chữa bệnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thực hành khám chữa bệnh

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản về hoạt động của Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Tổng hợp các văn bản về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào