Cơ sở chế tạo nồi hơi và bình chịu áp lực có được quyền khiếu nại kết quả thanh tra hay không?

Thanh tra có quyền huấn luyện lại những người vận hành nồi hơi và bình chịu áp lực khi xét thấy trình độ chuyên môn của họ quá yếu hay không? Cơ sở chế tạo nồi hơi và bình chịu áp lực có được quyền khiếu nại kết quả thanh tra hay không? Câu hỏi của anh M.H (Lâm Đồng)

Thời hạn kiểm tra vận hành đối với nồi hơi và bình chịu áp lực là bao lâu?

Tại tiểu mục 6.4 Mục 6 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH có quy định như sau:

6. Quy định về kiểm định an toàn và đăng ký nồi hơi, bình chịu áp lực
6.1. Tất cả các nồi hơi, bình chịu áp lực thuộc đối tượng áp dụng của Quy chuẩn này trước khi đưa vào sử dụng phải làm thủ tục kiểm định, đăng ký theo quy định hiện hành của Nhà nước.
6.2. Nồi hơi và bình chịu áp lực khi kiểm định, đăng ký phải có đủ hồ sơ theo quy định của Quy chuẩn này và các quy định hiện hành của Nhà nước. Thiết bị do nước ngoài chế tạo thì lý lịch thiết bị phải lập lại theo mẫu quy định bằng tiếng Việt Nam.
6.3. Thời hạn kiểm định định kỳ và quy định về kiểm định bất thường nồi hơi, bình chịu áp lực theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành. Việc kiểm định do cơ quan kiểm định kỹ thuật an toàn thực hiện.
Thời hạn kiểm định thực hiện theo quy định của người chế tạo nhưng không được quá thời hạn quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành. Việc kiểm định bất thường trước thời hạn chỉ thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan thanh tra lao động theo quy định tại Điều 7.1 của Quy chuẩn này hoặc do chính người sử dụng, quản lý thiết bị quyết định.
6.4. Thời hạn kiểm tra vận hành 1 năm/lần đối với nồi hơi, bình chịu áp lực. Kiểm tra vận hành do cơ sở sử dụng thực hiện; khi cơ sở không đủ điều kiện, khả năng kiểm tra vận hành có thể thuê chuyên gia hoặc cơ quan có chức năng thực hiện. Kết quả kiểm tra phải được lập biên bản lưu vào hồ sơ quản lý của cơ sở.
6.5. Việc kiểm định (khám nghiệm) các chai chứa khí phải tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn và các quy định hiện hành của Nhà nước.
6.6. Quy chế tổ chức, hoạt động của cơ quan kiểm định kỹ thuật an toàn; tiêu chuẩn, chức danh kiểm định viên thực hiện kiểm định các đối tượng thuộc phạm vi áp dụng của Quy chuẩn này do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

Theo đó, thời hạn kiểm tra vận hành đối với nồi hơi và bình chịu áp lực là 1 năm/lần.

Kiểm tra vận hành do cơ sở sử dụng thực hiện; khi cơ sở không đủ điều kiện, khả năng kiểm tra vận hành có thể thuê chuyên gia hoặc cơ quan có chức năng thực hiện. Kết quả kiểm tra phải được lập biên bản lưu vào hồ sơ quản lý của cơ sở.

Cơ sở chế tạo nồi hơi và bình chịu áp lực có được quyền khiếu nại kết quả thanh tra hay không?

Cơ sở chế tạo nồi hơi và bình chịu áp lực có được quyền khiếu nại kết quả thanh tra hay không? (Hình từ Internet)

Thanh tra có quyền huấn luyện lại những người vận hành nồi hơi và bình chịu áp lực khi xét thấy trình độ chuyên môn của họ quá yếu hay không?

Tại tiểu mục 7.1.2 Mục 7 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH có quy định như sau:

Thanh tra, kiểm tra và điều tra sự cố
7.1. Công tác thanh tra nồi hơi, bình chịu áp lực
7.1.1. Thanh tra Nhà nước về lao động thực hiện thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước, quy phạm, tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành đối với các cơ sở thực hiện việc chế tạo, xuất nhập khẩu, mua bán, lắp đặt, sửa chữa, sử dụng nồi hơi, thiết bị chịu áp lực và việc kiểm định nồi hơi, bình chịu áp lực của cơ quan kiểm định kỹ thuật an toàn tại các cơ sở sử dụng.
7.1.2. Trong quá trình thanh tra, Thanh tra Nhà nước về lao động có quyền:
a, Yêu cầu chủ cơ sở và những người có liên quan cung cấp tình hình quản lý đảm bảo an toàn trong việc chế tạo, xuất nhập khẩu, mua bán, lắp đặt, sửa chữa, sử dụng và các tài liệu kỹ thuật có liên quan đến nồi hơi, bình chịu áp lực;
b, Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm quy định của Nhà nước, quy phạm, tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành trong việc xuất nhập khẩu nồi hơi, bình chịu áp lực.
c, Quyết định tạm thời đình chỉ việc chế tạo, xuất xưởng; mua bán; lắp đặt, sửa chữa những nồi hơi, bình chịu áp lực có vi phạm các quy định của Nhà nước, quy phạm, tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành. Cơ sở chỉ được thực hiện tiếp công việc sau khi đã khắc phục các vi phạm và có văn bản bãi bỏ quyết định tạm thời đình chỉ của chính cơ quan Thanh tra Nhà nước về Lao động;
d, Quyết định tạm thời đình chỉ việc sử dụng nồi hơi, bình chịu áp lực có nguy cơ gây tai nạn lao động, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường lao động hoặc quá hạn kiểm định, cơ sở được tiếp tục sử dụng sau khi có văn bản bãi bỏ quyết định tạm thời đình chỉ của chính cơ quan Thanh tra Nhà nước về Lao động.
Trong quyết tạm thời định đình chỉ nói tại Tiết c, d Khoản 2 của Điều này Thanh tra Nhà nước về Lao động phải ghi rõ lý do, thời hạn đình chỉ và các biện pháp khắc phục để cơ sở thực hiện đồng thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền, cơ quan có trách nhiệm liên quan và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước quyết định của mình.
e, Yêu cầu kiểm định trước thời hạn những nồi hơi, bình chịu áp lực khi phát hiện những thiếu sót mà thiết bị đó không thể đảm bảo làm việc an toàn đến hết thời hạn đã được ấn định.
f, Yêu cầu chủ cơ sở sử dụng nồi hơi, bình chịu áp lực chuyển làm công tác khác hoặc đào tạo, huấn luyện lại những người quản lý hoặc vận hành khi xét thấy trình độ chuyên môn của họ quá yếu, không đảm bảo các yêu cầu về quản lý và vận hành an toàn.
g, Đình chỉ việc kiểm định khi phát hiện kiểm định viên vi phạm tiêu chuẩn, Quy chuẩn về an toàn lao động và quy trình kiểm định, đồng thời thông báo cho cơ quan kiểm định quản lý kiểm định viên đó biết.

Theo đó, trong quá trình thanh tra, Thanh tra Nhà nước về lao động có quyền huấn luyện lại những người vận hành nồi hơi và bình chịu áp lực khi xét thấy trình độ chuyên môn của họ quá yếu, không đảm bảo các yêu cầu về quản lý và vận hành an toàn.

Cơ sở chế tạo nồi hơi và bình chịu áp lực có được quyền khiếu nại kết quả thanh tra hay không?

Tại tiểu mục 7.1.5 Mục 7 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH có quy định như sau:

Thanh tra, kiểm tra và điều tra sự cố
...
7.1.3. Khi tiến hành thanh tra, thanh tra viên lao động có thể cộng tác với các chuyên gia, kỹ thuật viên lành nghề về lĩnh vực liên quan. Trong quá trình thanh tra phải có mặt của chủ cơ sở (hoặc người được chủ cơ sở uỷ quyền), người trực tiếp quản lý và vận hành .
7.1.4. Kết thúc thanh tra, người ra quyết định thanh tra công bố kết luận thanh tra hoặc gửi kết luận thanh tra để cơ sở khắc phục các thiếu sót, thực hiện các quyết định, kiến nghị trong các kết luận thanh tra.
7.1.5. Cơ sở có trách nhiệm thi hành các quyết định, kiến nghị trong kết luận thanh tra. Nếu chưa nhất trí thì được quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Trong khi chờ giải quyết vẫn phải thi hành quyết định, kiến nghị trong kết luận thanh tra.
...

Như vậy, nếu cơ sở chế tạo nồi hơi và bình chịu áp lực chưa nhất trí thì được quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Trong khi chờ giải quyết vẫn phải thi hành quyết định, kiến nghị trong kết luận thanh tra.

Nồi hơi và bình chịu áp lực
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Công tác thanh tra nồi hơi và bình chịu áp lực được tiến hành tại đâu?
Lao động tiền lương
Thanh tra có được ra quyết định tạm thời đình chỉ việc chế tạo nồi hơi và bình chịu áp lực có vi phạm quy định về an toàn kỹ thuật hay không?
Lao động tiền lương
Người ra quyết định thanh tra nồi hơi và bình chịu áp lực phải làm gì khi kết thúc thanh tra?
Lao động tiền lương
Thanh tra có được ra quyết định tạm thời đình chỉ việc sử dụng nồi hơi và bình chịu áp lực có nguy cơ gây tai nạn lao động hay không?
Lao động tiền lương
Cơ sở chế tạo nồi hơi và bình chịu áp lực có được quyền khiếu nại kết quả thanh tra hay không?
Lao động tiền lương
Nhiệm vụ của người quản lý nồi hơi và bình chịu áp lực là gì?
Lao động tiền lương
Có được bố trí người dưới 18 tuổi vào vận hành nồi hơi và bình chịu áp lực hay không?
Lao động tiền lương
Nồi hơi và bình chịu áp lực được kiểm tra vận hành bao lâu một lần?
Lao động tiền lương
Các nồi hơi và bình chịu áp lực trước khi xuất xưởng phải ghi nhận những thông số gì?
Lao động tiền lương
Nơi đặt nồi hơi và bình chịu áp lực phải có những thông tin gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Nồi hơi và bình chịu áp lực
299 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nồi hơi và bình chịu áp lực

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nồi hơi và bình chịu áp lực

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào