Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện việc cấp giấy phép viễn thông?
Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện việc cấp giấy phép viễn thông?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Viễn thông 2023 quy định như sau:
Giấy phép viễn thông
1. Giấy phép viễn thông bao gồm giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông.
2. Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm:
a) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng;
b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.
3. Giấy phép nghiệp vụ viễn thông bao gồm:
a) Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển có thời hạn không quá 25 năm được cấp cho tổ chức lắp đặt cáp viễn thông trên biển cập bờ hoặc đi qua vùng biển Việt Nam;
b) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho tổ chức thiết lập mạng viễn thông dùng riêng;
c) Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông có thời hạn không quá 02 năm được cấp cho doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông;
d) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho đài phát thanh quốc gia, đài truyền hình quốc gia thuộc Chính phủ để thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi.
4. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện việc cấp, gia hạn, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép viễn thông, yêu cầu chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông.
5. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi các loại giấy phép viễn thông, buộc chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền thực hiện việc cấp giấy phép viễn thông.
Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện việc cấp giấy phép viễn thông? (Hình từ Internet)
Ưu tiên cấp giấy phép viễn thông đối với những dự án nào?
Căn cứ theo Điều 34 Luật Viễn thông 2023 quy định như sau:
Nguyên tắc cấp giấy phép viễn thông
1. Phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông.
2. Ưu tiên cấp giấy phép viễn thông cho dự án có khả năng triển khai nhanh, có cam kết cung cấp dịch vụ lâu dài cho đông đảo người sử dụng dịch vụ viễn thông; dự án cung cấp dịch vụ viễn thông đến khu vực biên giới, miền núi, vùng cao, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Trường hợp việc cấp giấy phép viễn thông có liên quan đến sử dụng tài nguyên viễn thông thì chỉ được cấp nếu việc phân bổ tài nguyên viễn thông là khả thi, theo đúng quy hoạch tần số vô tuyến điện, quy hoạch kho số viễn thông, quy hoạch tài nguyên Internet đã được phê duyệt và bảo đảm sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông.
Theo đó, ưu tiên cấp giấy phép viễn thông đối với:
- Dự án có khả năng triển khai nhanh, có cam kết cung cấp dịch vụ lâu dài cho đông đảo người sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Dự án cung cấp dịch vụ viễn thông đến khu vực biên giới, miền núi, vùng cao, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Giấy phép viễn thông được cấp theo những hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 35 Luật Viễn thông 2023 quy định như sau:
Hình thức cấp giấy phép viễn thông
1. Cấp phép riêng là hình thức cấp giấy phép viễn thông trên cơ sở ấn định các điều kiện và nghĩa vụ riêng cho doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp thông qua đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện hoặc được cấp lại giấy phép sử dụng băng tần;
b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng cấp tại các khu vực có yêu cầu đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
2. Cấp phép nhóm là hình thức cấp giấy phép viễn thông được thực hiện trên cơ sở đáp ứng các điều kiện và nghĩa vụ quy định chung cho các tổ chức, doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ phải thực hiện thủ tục đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 41 của Luật này;
c) Giấy phép nghiệp vụ viễn thông.
Theo đó, giấy phép viễn thông được cấp theo hai hình thức là cấp phép riêng và cấp phép nhóm, trong đó:
- Cấp phép riêng là hình thức cấp giấy phép viễn thông trên cơ sở ấn định các điều kiện và nghĩa vụ riêng cho doanh nghiệp.
- Cấp phép nhóm là hình thức cấp giấy phép viễn thông được thực hiện trên cơ sở đáp ứng các điều kiện và nghĩa vụ quy định chung cho các tổ chức, doanh nghiệp.
- Năm 2025, lương giáo viên THCS được điều chỉnh tăng theo đề xuất của Chính phủ nếu cân đối được nguồn Ngân sách nhà nước đúng không?
- Toàn bộ 05 bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang mở rộng qua hệ tiền lương ra sao?
- Chốt lương hưu theo đợt tăng lương hưu tại Nghị định 75 cho CBCCVC và người lao động gồm bao nhiêu mức, đó là mức nào?
- Hồ sơ xin việc bao gồm giấy tờ gì? Làm giả hồ sơ xin việc bị xử lý thế nào?
- Ngày vía Thần Tài 2025 rơi vào thứ mấy, ngày mấy? Đây có phải ngày nghỉ hưởng nguyên lương của NLĐ không?