Cơ quan, đơn vị nào thực hiện dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo?

Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo là một trong những dự án quan trọng của nước ta. Vậy, cơ quan, đơn vị nào tham gia thực hiện các dự án này?

Cơ quan, đơn vị nào thực hiện dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 03/2024/TT-BLĐTBXH quy định:

Cơ quan, đơn vị thực hiện và nội dung hỗ trợ thực hiện dự án
1. Cơ quan, đơn vị thực hiện dự án
Bộ, cơ quan trung ương hoặc cơ quan, đơn vị và cấp trực thuộc bộ, cơ quan trung ương được giao kế hoạch, dự toán thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất (sau đây viết tắt là cơ quan, đơn vị thực hiện dự án) tổ chức thực hiện dự án theo quy định.
2. Nội dung hỗ trợ thực hiện dự án
Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Mục III Chương trình, Điều 20, Điều 21, Điều 23 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11, khoản 12 và khoản 14 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP) và Điều 24 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.

Theo đó, những cơ quan, đơn vị thực hiện dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo là Bộ, cơ quan trung ương hoặc cơ quan, đơn vị và cấp trực thuộc bộ, cơ quan trung ương được giao kế hoạch, dự toán thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất.

Cơ quan, đơn vị nào thực hiện dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo?

Cơ quan, đơn vị nào thực hiện dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo?

Đối tượng hỗ trợ của dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo là những ai?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 03/2024/TT-BLĐTBXH quy định:

Đối tượng hỗ trợ
Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Mục III Chương trình.
...

Như vậy, theo điểm b khoản 2 Mục 3 của Chương trình được ban hành kèm theo Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 quy định những đối tượng hỗ trợ trong dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo bao gồm:

- Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) trên phạm vi cả nước; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo;

- Hộ gia đình, tổ, nhóm hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân; cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trung tâm nghiên cứu, khoa học, công nghệ, kỹ thuật; cơ sở sản xuất, kinh doanh khác xây dựng, nhân rộng, phát triển mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế, thu nhập và chuyển giao khoa học, công nghệ, kỹ thuật, mô hình giảm nghèo cho người nghèo. Ưu tiên hỗ trợ các mô hình, dự án giảm nghèo triển khai trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; mô hình, dự án giảm nghèo, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh do người khuyết tật, dân tộc thiểu số, phụ nữ, học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chủ trì thực hiện;

- Tạo điều kiện để người yếu thế, dễ bị tổn thương, có hoàn cảnh khó khăn được tham gia thực hiện mô hình, dự án giảm nghèo.

Nguyên tắc thực hiện xây dựng, tổ chức thực hiện dự án, kế hoạch, mô hình, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 03/2024/TT-BLĐTBXH, khi thực hiện xây dựng, tổ chức thực hiện dự án, kế hoạch, mô hình, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:

- Bảo đảm nguyên tắc quản lý hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia quy định tại Điều 20 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP).

- Bảo đảm điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại khoản 1 Điều 21, khoản 1 Điều 22 và khoản 1 Điều 23 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12, khoản 13 và khoản 14 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP) và khoản 1 Điều 24 Nghị định 27/2022/NĐ-CP.

- Xây dựng, phê duyệt, tổ chức thực hiện dự án, kế hoạch, mô hình, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất (sau đây viết tắt là dự án) bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, bình đẳng giới.

- Dự án phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, điều kiện, đặc điểm, nhu cầu của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng khác tham gia dự án; phù hợp với lợi thế so sánh, thế mạnh của từng vùng, miền; phù hợp với nhu cầu thị trường và bảo đảm hiệu quả bền vững.

- Ưu tiên hỗ trợ các dự án quy định tại điểm b khoản 2 Mục III Chương trình được ban hành kèm theo Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 và khoản 1 Điều 20 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP); ưu tiên thực hiện các nội dung hỗ trợ quy định tại khoản 4 Điều 21, khoản 4 Điều 22 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12, khoản 13 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP).

- Nội dung và mức chi đặc thù của dự án thực hiện theo quy định tại Điều 57 Thông tư 55/2023/TT-BTC.

Đi đến trang Tìm kiếm - Mô hình giảm nghèo
26 lượt xem
Mô hình giảm nghèo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Cơ quan, đơn vị nào thực hiện dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào