Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thì người lao động có được mua cổ phần với giá ưu đãi không?

Tôi làm việc cho công ty A và tôi muốn mua cổ phần của công ty A có được hay không? Nếu tôi được mua thì tối đa là bao nhiêu cổ phần một năm? Câu hỏi của anh Quốc từ Phú Quốc.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thì người lao động có được mua cổ phần với giá ưu đãi không?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 42 Nghị định 126/2017/NĐ-CP quy định đối tượng được mua cổ phần bán với giá ưu đãi như sau:

Chính sách bán cổ phần cho người lao động
1. Cổ phần bán với giá ưu đãi cho người lao động
a) Đối tượng mua cổ phần với giá ưu đãi bao gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
- Người lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cử xuống làm đại diện phần vốn tại các doanh nghiệp khác chưa được hưởng chính sách mua cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp khác.
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp cấp II (chưa được hưởng chính sách mua cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp khác) tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
...

Như vậy, khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thì đối tượng người lao động được mua cổ phần bán với giá ưu đãi bao gồm:

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

Người lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cử xuống làm đại diện phần vốn tại các doanh nghiệp khác chưa được hưởng chính sách mua cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp khác.

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động của doanh nghiệp cấp 2.

Người lao động có được mua cổ phần bán với giá ưu đãi không? Được mua tối đa bao nhiêu cổ phần?

Người lao động có được mua cổ phần bán với giá ưu đãi không? Được mua tối đa bao nhiêu cổ phần? (Hình từ Internet)

Người lao động được mua tối đa bao nhiêu cổ phần với giá ưu đãi?

Căn cứ điểm b, điểm c khoản 1 Điều 42 Nghị định 126/2017/NĐ-CP quy định số cổ phần tối đa mà người lao động được mua như sau:

Chính sách bán cổ phần cho người lao động
1. Cổ phần bán với giá ưu đãi cho người lao động
b) Các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá bán bằng 60% giá trị 01 cổ phần tính theo mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần).
c) Đối với người lao động đại diện cho hộ gia đình nhận khoán (mỗi hộ gia đình nhận khoán cử một người lao động đại diện) tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa có hợp đồng nhận khoán ổn định lâu dài với công ty nông, lâm nghiệp khi chuyển sang công ty cổ phần được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế đã nhận khoán với công ty với giá bán bằng 60% giá trị 01 cổ phần tính theo mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần).
2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, thuộc đối tượng doanh nghiệp cần sử dụng và có cam kết làm việc lâu dài cho doanh nghiệp trong thời hạn ít nhất là 03 năm (kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu) sẽ được mua thêm cổ phần theo quy định sau:
a) Mua thêm theo mức 200 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 2.000 cổ phần cho một người lao động.
Riêng người lao động là các chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao được mua thêm theo mức 500 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 5.000 cổ phần cho một người lao động. Doanh nghiệp cổ phần hóa căn cứ đặc thù ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của mình xây dựng và quyết định các tiêu chí để xác định chuyên gia giỏi, có trình độ nghiệp vụ cao và phải được nhất trí thông qua tại Hội nghị người lao động của doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa.

Như vậy, số lượng cổ phần mà người lao động được mua tối đa cho mỗi năm thực tế làm việc như sau:

Các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 42 Nghị định 126/2017/NĐ-CP được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá bán bằng 60% giá trị 01 cổ phần tính theo mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần).

Đối với người lao động đại diện cho hộ gia đình nhận khoán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa có hợp đồng nhận khoán ổn định lâu dài với công ty nông, lâm nghiệp khi chuyển sang công ty cổ phần được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế đã nhận khoán với công ty với giá bán bằng 60% giá trị 01 cổ phần tính theo mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần).

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, thuộc đối tượng doanh nghiệp cần sử dụng và có cam kết làm việc lâu dài cho doanh nghiệp trong thời hạn ít nhất là 03 năm sẽ được mua thêm cổ phần theo quy định sau:

Mua thêm theo mức 200 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 2.000 cổ phần cho một người lao động.

Người lao động là các chuyên gia giỏi được mua thêm theo mức 500 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 5.000 cổ phần cho một người lao động.

Giá bán cổ phần cho người lao động là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 32/2021/TT-BTC quy định như sau:

Giá bán cổ phần lần đầu
2. Giá bán cổ phần ưu đãi cho các đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 42 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP như sau:
a) Giá bán cổ phần cho đối tượng quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 42 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP được xác định bằng 60% giá trị một (01) cổ phần tính theo mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần);
b) Giá bán cổ phần cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP là giá khởi điểm được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt trong phương án cổ phần hóa.

Như vậy, người lao động theo quy định sẽ mua cổ phần với giá như sau:

Đối tượng quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 42 Nghị định 126/2017/NĐ-CP được xác định bằng 60% giá trị một (01) cổ phần tính theo mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần);

Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định 126/2017/NĐ-CP là giá khởi điểm được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt trong phương án cổ phần hóa.

Cổ phần hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thì người lao động có được mua cổ phần với giá ưu đãi không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Cổ phần hóa
1,434 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cổ phần hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cổ phần hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào