Có những loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm nào được cơ sở đào tạo trong nước cấp?
Có những loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm nào được cơ sở đào tạo trong nước cấp?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định như sau:
Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 143 Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 16 tháng 6 năm 2022 là một trong các loại chứng chỉ sau:
1. Đối với chứng chỉ về tư vấn do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
a) Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm nhân thọ;
b) Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm phi nhân thọ;
c) Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm sức khỏe.
2. Đối với chứng chỉ về đánh giá rủi ro bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
a) Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm nhân thọ;
b) Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ;
c) Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm sức khỏe.
3. Đối với chứng chỉ về giám định tổn thất bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
a) Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển và đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm hàng hải);
b) Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm hàng không;
c) Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không).
4. Đối với chứng chỉ về hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
a) Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm nhân thọ;
b) Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ;
c) Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm sức khỏe.
...
Theo đó, cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp những loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm sau:
- Chứng chỉ về tư vấn:
+ Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm nhân thọ;
+ Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm phi nhân thọ;
+ Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm sức khỏe.
- Chứng chỉ về đánh giá rủi ro bảo hiểm:
+ Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm nhân thọ;
+ Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ;
+ Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm sức khỏe.
- Chứng chỉ về giám định tổn thất bảo hiểm:
+ Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm hàng hải;
+ Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm hàng không;
+ Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm phi nhân thọ, trừ bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không.
- Chứng chỉ về hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm:
+ Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm nhân thọ;
+ Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ;
+ Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm sức khỏe.
Có những loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm nào được cơ sở đào tạo trong nước cấp? (Hình từ Internet)
Nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm của cơ sở đào tạo trong nước gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định như sau:
Nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
1. Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo các nội dung sau:
a) Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm và phụ trợ bảo hiểm;
b) Nguyên lý cơ bản về bảo hiểm;
c) Kiến thức về nghiệp vụ bảo hiểm;
d) Quy trình thực hiện các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
2. Các nội dung đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này tương ứng với loại hình bảo hiểm, nghiệp vụ bảo hiểm của từng loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Theo đó, cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo các nội dung sau:
- Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm và phụ trợ bảo hiểm;
- Nguyên lý cơ bản về bảo hiểm;
- Kiến thức về nghiệp vụ bảo hiểm;
- Quy trình thực hiện các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
Đăng ký dự thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm qua hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký dự thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
1. Việc đăng ký dự thi được thực hiện trực tuyến qua Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ trước ngày thi tối thiểu 10 ngày. Thí sinh đăng ký dự thi qua cơ sở đào tạo; cơ sở đào tạo đăng ký danh sách thí sinh theo các thông tin quy định tại khoản 2 Điều này trên Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ và nộp chi phí dự thi.
2. Thông tin đăng ký dự thi bao gồm:
a) Thông tin cá nhân của thí sinh (bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu);
b) Tên kỳ thi chứng chỉ (chi tiết đối với từng loại chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm);
c) Loại chứng chỉ đăng ký thi (đối với chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm);
d) Ngày thi, địa điểm thi;
đ) Các thông tin khác có liên quan đến kỳ thi.
3. Trước ngày thi 03 ngày làm việc, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thông báo danh sách thí sinh dự thi trên Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ (đối với các trường hợp đã nộp đủ hồ sơ và chi phí dự thi).
Theo đó, việc đăng ký dự thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được thực hiện trực tuyến qua Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ.
- Chính thức lộ trình cải cách tiền lương từ 2025: Bộ Nội vụ thực hiện cải cách tiền lương của các đối tượng CBCCVC và LLVT bằng cách thực hiện việc nhiệm vụ nào?
- Kế hoạch thực hiện cải cách tiền lương của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước về nguồn lực tại Kế hoạch 189 ra sao?
- Tăng lương hưu cho CBCCVC khi có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu vào thời điểm nào?
- Đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lần 1, lần 2 thống nhất không áp dụng cho CBCCVC và LLVT hưởng mức tăng lương cơ sở 30% phải không?
- Thời gian mức lương cơ sở 2.34 áp dụng còn lại bao lâu đối với đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?