Có giới hạn ngành nghề đào tạo cho phạm nhân hay không?
Có giới hạn đào tạo nghề cho phạm nhân hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định:
Chế độ học nghề của phạm nhân
...
2. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi, phạm nhân trong độ tuổi thanh niên đến 30 tuổi chưa có nghề nghiệp, phạm nhân có mức án dưới 05 năm và chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù được ưu tiên bố trí học nghề, nâng cao tay nghề. Mỗi phạm nhân chỉ được học 01 nghề.
...
Theo như quy định trên thì mỗi phạm nhân chỉ được học 01 nghề.
Có giới hạn ngành nghề đào tạo cho phạm nhân hay không? (Hình từ Internet)
Thời gian đào tạo nghề cho phạm nhân là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định:
Chế độ học nghề của phạm nhân
...
3. Kế hoạch dạy nghề, chương trình dạy nghề cho phạm nhân.
a) Căn cứ vào chỉ tiêu nguồn vốn, kế hoạch năm, trại giam xây dựng kế hoạch dạy nghề của đơn vị mình gửi về Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an (đối với các trại giam do Bộ Công an quản lý), Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng (đối với các trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý) để phê duyệt. Nội dung kế hoạch dạy nghề bao gồm căn cứ pháp lý, ngành nghề đào tạo, số lớp, số lượng học viên là phạm nhân học nghề, địa điểm tổ chức, hình thức đào tạo, trình độ và dự kiến thời gian đào tạo, dự toán kinh phí dạy nghề, nguồn vốn cấp. Phạm nhân học nghề được đào tạo trình độ sơ cấp hoặc đào tạo thường xuyên;
b) Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp cho phạm nhân: Chương trình đào tạo tối thiểu là 300 giờ với 03 đơn vị học tập bao gồm kiến thức nghề, kỹ năng thực hành, thái độ với nghề được học, thời gian thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm. Nội dung, cấu trúc của chương trình đào tạo trình độ sơ cấp phải đảm bảo tính khoa học, hệ thống, thực tiễn, sử dụng từ ngữ nhất quán, dễ hiểu và tương đương mục tiêu đào tạo trình độ sơ cấp theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2015, phù hợp với khung trình độ, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;
c) Chương trình đào tạo nghề thường xuyên cho phạm nhân: Phạm nhân được học nghề theo hình thức truyền nghề, kèm cặp nghề, tập nghề, có thời gian thực học từ 100 giờ đến dưới 300 giờ và thời gian khóa học đến dưới 03 tháng. Chương trình đào tạo thường xuyên đảm bảo giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề, tăng năng suất lao động, phạm nhân học xong tự thực hiện được công việc đơn giản, một hoặc một số phần công việc của một nghề, có hiểu biết về an toàn, vệ sinh lao động;
d) Chương trình, nội dung đào tạo nghề được Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo thẩm định và người đứng đầu cơ sở đào tạo phê duyệt và ban hành.
Theo quy định trên thời gian đào tạo nghề cho phạm nhân như sau:
+ Đối với chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp: Phạm nhân được đào tạo tối thiểu là 300 giờ với 3 đơn vị học tập bao gồm kiến thức nghề, kỹ năng thực hành, thái độ với nghề được học, thời gian thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm.
+ Đối với chương trình dạy nghề thường xuyên: Phạm nhân được học nghề theo hình thức truyền nghề, kèm cặp nghê, tập nghề, có thời gian thực học từ 100 giờ đến dưới 300 giờ và thời gian khóa học đến dưới 03 tháng.
Ai có thẩm quyền lập hoạch tổ chức đào tạo nghề cho phạm nhân?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định:
Phê duyệt và thực hiện kế hoạch tổ chức lao động hàng năm
...
3. Lập kế hoạch tổ chức lao động, học nghề hằng năm
Giám thị trại giam căn cứ theo điều kiện cụ thể của trại giam, quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này lập kế hoạch tổ chức lao động, học nghề cho phạm nhân, gửi về Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an (đối với trại giam do Bộ Công an quản lý), Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng (đối với trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý) trước ngày 15 tháng 8 hằng năm để thẩm định, phê duyệt. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Quân khu có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch tổ chức lao động hằng năm của trại giam. Kế hoạch tổ chức lao động hằng năm cho phạm nhân phải có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Tổng số phạm nhân, trong đó có số lượng phạm nhân đủ điều kiện lao động theo quy định của pháp luật;
b) Dự kiến chi phí cho lao động, học nghề; trích khấu hao tài sản cố định;
c) Dự kiến kết quả thu được từ lao động, học nghề của phạm nhân; chênh lệch thu, chi trong tổ chức lao động, học nghề của phạm nhân;
d) Dự kiến, đề xuất kế hoạch sử dụng kết quả lao động, học nghề của phạm nhân theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
Như vậy, giám thị trại giam căn cứ theo điều kiện cụ thể của trại giam, lập kế hoạch tổ chức lao động, học nghề cho phạm nhân gửi về Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng trước ngày 15 tháng 8 hằng năm để thẩm định, phê duyệt.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?