Có được hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa khi cấp cứu hay không?
Khám chữa bệnh từ xa được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 19 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có giải thích khám bệnh, chữa bệnh từ xa là hình thức khám bệnh, chữa bệnh không trực tiếp tiếp xúc giữa người hành nghề và người bệnh mà việc khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện thông qua thiết bị, công nghệ thông tin.
Có được hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa khi cấp cứu hay không?
Có được hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa khi cấp cứu hay không?
Căn cứ theo Điều 61 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định như sau:
Cấp cứu
1. Hoạt động cấp cứu bao gồm:
a) Cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Cấp cứu ngoại viện.
2. Việc cấp cứu phải được thực hiện trên cơ sở đánh giá, phân loại và áp dụng các biện pháp chuyên môn kỹ thuật phù hợp với tình trạng của người bệnh. Trong trường hợp cần áp dụng những biện pháp cấp cứu khẩn cấp mà chưa có sự đồng ý của người đại diện của người bệnh thì người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quyền quyết định.
3. Khi việc cấp cứu cần sự hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật thì tùy từng trường hợp cụ thể, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:
a) Tổ chức hội chẩn theo quy định tại Điều 64 của Luật này;
b) Đề nghị cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác hỗ trợ cấp cứu;
c) Hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa;
...
Theo đó được sử dụng hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa khi cấp cứu trong trường hợp việc cấp cứu cần sự hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật.
Hoạt động khám bệnh chữa bệnh từ xa được thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 80 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 về hoạt động khám bệnh chữa bệnh từ xa và hỗ trợ khám bệnh chữa bệnh từ xa như sau:
Khám bệnh, chữa bệnh từ xa và hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa
1. Khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa người hành nghề với người bệnh được thực hiện như sau:
a) Khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa người hành nghề với người bệnh phải thực hiện theo phạm vi hành nghề của người hành nghề; việc chữa bệnh từ xa phải theo danh mục bệnh, tình trạng bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
b) Người hành nghề phải chịu trách nhiệm về kết quả chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc của mình.
2. Hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện như sau:
a) Người hành nghề trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hỗ trợ phải chịu trách nhiệm về kết quả khám bệnh, chữa bệnh của mình;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hỗ trợ phải chi trả chi phí hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hỗ trợ theo mức thỏa thuận giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Chính phủ quy định chi tiết về khám bệnh, chữa bệnh từ xa và hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa.
Như vậy, việc khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa người hành nghề y với người bệnh được thực hiện như sau:
- Khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa người hành nghề với người bệnh phải thực hiện theo phạm vi hành nghề của người hành nghề; việc chữa bệnh từ xa phải theo danh mục bệnh, tình trạng bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
- Người hành nghề phải chịu trách nhiệm về kết quả chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc của mình.
Người hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào được khám chữa bệnh từ xa?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 87 Nghị định 96/2023/NĐ-CP có quy định về điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa. Trong đó, được thực hiện bởi người hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc một trong các hình thức tổ chức quy định tại Điều 39 Nghị định 96/2023/NĐ-CP
Dẫn chiếu đến Điều 39 Nghị định 96/2023/NĐ-CP hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
1. Bệnh viện bao gồm các hình thức sau đây:
+ Bệnh viện đa khoa;
+ Bệnh viện y học cổ truyền;
+ Bệnh viện răng hàm mặt;
+ Bệnh viện chuyên khoa.
2. Phòng khám bao gồm các hình thức sau đây:
+ Phòng khám đa khoa;
+ Phòng khám chuyên khoa;
+ Phòng khám liên chuyên khoa;
+ Phòng khám bác sỹ y khoa;
+ Phòng khám y học cổ truyền;
+ Phòng khám răng hàm mặt;
+ Phòng khám dinh dưỡng;
+ Phòng khám y sỹ đa khoa.
3. Trạm y tế.
4. Nhà hộ sinh.
5. Phòng chẩn trị y học cổ truyền.
6. Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng bao gồm các hình thức sau đây:
+ Cơ sở xét nghiệm;
+ Cơ sở chẩn đoán hình ảnh;
+ Cơ sở xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
7. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình.
8. Cơ sở kỹ thuật phục hình răng.
9. Cơ sở kỹ thuật phục hồi chức năng.
10. Cơ sở tâm lý lâm sàng.
11. Cơ sở dịch vụ điều dưỡng.
12. Cơ sở dịch vụ hộ sinh.
13. Cơ sở chăm sóc giảm nhẹ.
14. Cơ sở cấp cứu ngoại viện.
15. Cơ sở kính thuốc có thực hiện việc đo, kiểm tra tật khúc xạ.
16. Cơ sở lọc máu.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?