Có bị tinh giản biên chế đối với công chức viên chức đang nuôi con 12 tháng tuổi không?

Có bị tinh giản biên chế đối với công chức viên chức đang nuôi con 12 tháng tuổi không?

Công chức viên chức đang nuôi con 12 tháng tuổi có bị tinh giản biên chế không?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về những đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế như sau:

Đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế
1. Những người đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.
2. Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.

Theo đó, đối với người đang nuôi con 12 tháng tuổi thuộc diện tinh giản biên chế thì sẽ tạm thời chưa thực hiện tinh giản biên chế.

Tuy nhiên đối với các cá nhân đang trong thời gian này vẫn có thể tự nguyện tinh giản biên chế.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP thì những đối tượng tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế khi được cơ quan, tổ chức bố trí vị trí việc làm khác và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý cho tinh giản biên chế nếu đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:

- Dôi dư do cơ cấu lại theo vị trí việc làm cán bộ, công chức, viên chức.

- Chưa đạt chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm đang đảm nhiệm.

- Trong năm trước liền kề hoặc trong năm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức, viên chức xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống.

- Trong năm trước liền kề hoặc trong năm xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau, được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận.

- Do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền khiến cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ, chức danh đang giữ.

- Tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị kỷ luật nhưng chưa đến mức bị bãi nhiệm hoặc bị buộc thôi việc.

Có bị tinh giản biên chế đối với công chức viên chức đang nuôi con 12 tháng tuổi không?

Có bị tinh giản biên chế đối với công chức viên chức đang nuôi con 12 tháng tuổi không?

Nếu chuyển sang làm việc tại tổ chức khác không hưởng lương thường xuyên sẽ được hưởng những khoản trợ cấp nào?

Căn cứ quy định Điều 6 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước như sau:

Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước
1. Đối tượng tinh giản biên chế chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách nhà nước được hưởng các khoản trợ cấp sau:
a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng;
b) Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Không áp dụng chính sách quy định tại khoản 1 Điều này đối với những người đã làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đơn vị chuyển đổi sang đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc doanh nghiệp hoặc cổ phần hóa vẫn được giữ lại làm việc; những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn đủ 03 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021; những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn đủ 03 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên.

Như vậy, trường hợp chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước sẽ được hưởng những khoản trợ cấp như sau:

- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng;

- Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Nguyên tắc tinh giản biên chế gồm những gì?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về 06 nguyên tắc tinh giản biên chế, cụ thể như sau:

1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế.

2. Gắn tinh giản biên chế với sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, phù hợp với cơ chế tự chủ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

3. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.

4. Bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật, bảo đảm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước.

5. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.

6. Đối tượng tinh giản biên chế nếu được bầu cử, tuyển dụng lại vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian 60 tháng kể từ ngày thực hiện tinh giản biên chế thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp đã nhận cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi trả trợ cấp.

Tinh giản biên chế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Nghị định 178: Tinh giản biên chế và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ công chức viên chức và người lao động trên cơ sở nào?
Lao động tiền lương
Các trường hợp tinh giản biên chế đối với cán bộ công chức viên chức, cụ thể thế nào?
Lao động tiền lương
Chưa tinh giản biên chế đối với công chức viên chức nào?
Lao động tiền lương
Nghị định 178: Chốt thực hiện sắp xếp, tinh giản biên chế cán bộ, công chức viên chức và người lao động dựa trên cơ sở nào?
Lao động tiền lương
Người đang trong thời gian xem xét kỷ luật là đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế đúng không?
Lao động tiền lương
CBCCVC đang nuôi con nhỏ có thực hiện tinh giản biên chế không?
Lao động tiền lương
Nghị định 29 về tinh giản biên chế hướng dẫn cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng trợ cấp cho CBCCVC thế nào?
Lao động tiền lương
Tinh giản biên chế: Mức tiền hỗ trợ thêm cho CBCCVC nghỉ việc ngay do sắp xếp tinh gọn bộ máy tại Tp.HCM bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Cán bộ dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện ngoài các chính sách tinh giản biên chế còn được hưởng thêm khoản trợ cấp đúng không?
Lao động tiền lương
Ai có thẩm quyền phê duyệt danh sách đối tượng tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tinh giản biên chế
358 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tinh giản biên chế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tinh giản biên chế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào