Chuyên viên về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật phải đáp ứng yêu cầu về năng lực như thế nào?

Cho tôi hỏi người giữ chức vụ Chuyên viên về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật phải đáp ứng yêu cầu về năng lực như thế nào? Câu hỏi của anh T.V.G (Ninh Bình).

Chuyên viên về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật phải thực hiện những nhiệm vụ gì?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Phụ lục V Ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP, Chuyên viên về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật phải thực hiện những nhiệm vụ như sau:

Nhiệm vụ, mảng công việc

Công việc cụ thể

Xây dựng văn bản

Tham gia xây dựng dự án, dự thảo văn bản QPPL, đề án, chương trình và các văn bản khác về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL.

Tại cấp tỉnh, cấp huyện:

Tham gia xây dựng dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện về lĩnh vực kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL.

Hướng dẫn

- Tham gia hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL theo quy định.

- Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL theo quy định.

- Tham gia tổ chức các chuyên đề tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL theo quy định.

Kiểm tra, sơ kết, tổng kết

Tham gia tổ chức sơ kết, tổng kết, theo dõi, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện văn bản của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL theo quy định.

Tham gia thẩm định văn bản

Tham gia thẩm định, góp ý văn bản được phân công.

Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ


Về kiểm tra văn bản QPPL

- Thực hiện tự kiểm tra văn bản QPPL do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành (hoặc do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ban hành) theo quy định.

- Kiểm tra văn bản do bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp huyện ban hành theo quy định.

- Kiểm tra văn bản khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật.

- Kiểm tra văn bản theo địa bàn tại cơ quan ban hành văn bản; kiểm tra văn bản theo chuyên đề, ngành, lĩnh vực.

- Tham gia tổ chức Đoàn kiểm tra văn bản theo địa bàn.

- Tham mưu tổ chức họp kiểm tra văn bản có dấu hiệu trái pháp luật.

- Tham mưu, xây dựng dự thảo kết luận kiểm tra văn bản đối với văn bản QPPL trái pháp luật.

- Theo dõi, tham mưu xây dựng công văn đôn đốc việc xử lý văn bản QPPL trái pháp luật.

- Tham gia xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra văn bản đối với từng văn bản hoặc từng nhóm văn bản cụ thể.

- Lập hồ sơ kiểm tra văn bản để lưu trữ theo quy định của pháp luật.

- Tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL.

Về rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL

- Thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL trong lĩnh vực kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL (đối với Bộ Tư pháp), pháp điển hệ thống QPPL (đối với Bộ Tư pháp).

- Tham gia thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL thuộc phạm vi trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL của Bộ Tư pháp (hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện) theo quy định.

- Tham gia xây dựng Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp để trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp (hoặc trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện) công bố định kỳ hằng năm theo quy định.

- Tham gia xây dựng văn bản QPPL để chấm dứt hiệu lực các văn bản do cơ quan, người có thẩm quyền (cấp trên) ban hành, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành (hoặc do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, cấp tỉnh, cấp huyện ban hành) không còn được áp dụng trên thực tế nhưng chưa có văn bản xác định hết hiệu lực.

- Tham gia thực hiện định kỳ hệ thống hóa văn bản QPPL theo quy định.

- Tham gia thực hiện rà soát các văn bản QPPL theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn khi được giao.

- Tham gia thực hiện tổng rà soát hệ thống văn bản QPPL khi được giao.

- Tham gia cho ý kiến đối với kết quả rà soát văn bản QPPL theo quy định.

Về hợp nhất văn bản QPPL (đối với Bộ Tư pháp)

- Tham gia kiểm tra, cho ý kiến về dự thảo kết quả hợp nhất văn bản do các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng ký xác thực.

- Thực hiện hợp nhất văn bản của Bộ Tư pháp giao cho Cục Kiểm tra văn bản QPPL chủ trì thực hiện.

Về pháp điển hệ thống QPPL (đối với Bộ Tư pháp)

- Tham gia tổ chức thẩm định các đề mục pháp điển.

- Tham gia thực hiện pháp điển các đề mục thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Tư pháp giao cho Cục Kiểm tra văn bản QPPL chủ trì thực hiện.

- Tham gia kiểm ra, cho ý kiến đối với dự thảo kết quả pháp điển do các đơn vị khác thuộc Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện.

- Tham gia thực hiện pháp điển các QPPL mới ban hành vào Bộ pháp điển và loại bỏ các QPPL hết liệu lực ra khỏi Bộ pháp điển đối với các văn bản QPPL thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Tư pháp.

- Cập nhật QPPL mới ban hành vào Bộ pháp điển và loại bỏ các QPPL hết liệu lực ra khỏi Bộ pháp điển đối với các văn bản QPPL thuộc thẩm quyền pháp điển của các bộ, ngành khác.

- Thực hiện quản lý, duy trì Bộ pháp điển.

- Tham gia quản lý Cổng thông tin điện tử pháp điển.

Quản lý cộng tác viên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL

- Tham mưu quản lý danh sách cộng tác viên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL.

- Tham gia giao văn bản QPPL cần kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL cho cộng tác viên; nhận kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL của cộng tác viên.

- Tham mưu tổ chức nghiệm thu kết quả của cộng tác viên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản.

Phối hợp thực hiện

Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực nhiệm vụ được phân công.

Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp

- Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài cơ quan theo phân công.

- Tham dự các cuộc họp đơn vị, họp cơ quan theo quy định.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân


Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo đơn vị giao.



Chuyên viên về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật phải đáp ứng yêu cầu về năng lực như thế nào?

Chuyên viên về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật phải đáp ứng yêu cầu về năng lực như thế nào? (Hình từ Internet)

Quyền người giữ chức vụ Chuyên viên về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là gì?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Phụ lục V Ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP, Chuyên viên về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có các quyền như sau:

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.

4.2

Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.

4.3

Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao.

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.

4.5

Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của thủ trưởng.

Chuyên viên về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật phải có năng lực như thế nào?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Phụ lục V Ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP, Chuyên viên về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật phải có năng lực như sau:

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

Đạo đức và bản lĩnh

2-3


Tổ chức thực hiện công việc

2-3


Soạn thảo và ban hành văn bản

2-3


Giao tiếp ứng xử

2-3


Quan hệ phối hợp

2-3


Sử dụng công nghệ thông tin

Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt


Sử dụng ngoại ngữ

Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Nhóm năng lực chuyên môn

Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

2-3


Khả năng hướng dẫn thực hiện các văn bản

2-3


Khả năng kiểm tra việc thực hiện các văn bản

2-3


Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

2-3


Khả năng phối hợp thực hiện văn bản

2-3

Nhóm năng lực quản lý

Tư duy chiến lược

1-2


Quản lý sự thay đổi

1-2


Ra quyết định

1-2


Quản lý nguồn lực

1-2


Phát triển nhân viên

1-2

Công chức nghiệp vụ chuyên ngành tư pháp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chuyên viên chính về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật có những quyền gì?
Lao động tiền lương
Quyền của Chuyên viên cao cấp về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật là gì?
Lao động tiền lương
Nhiệm vụ của Chuyên viên về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật phải thực hiện là gì?
Lao động tiền lương
Thư ký trung cấp thi hành án dân sự phải đáp ứng yêu cầu về trình độ như thế nào?
Lao động tiền lương
Quyền của người giữ chức vụ Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự hiện nay là gì?
Lao động tiền lương
Yêu cầu về năng lực đối với Cán sự thủ kho vật chứng hiện nay là gì?
Lao động tiền lương
Người giữ chức vụ Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự có những nhiệm vụ gì?
Lao động tiền lương
Chuyên viên về tiếp cận pháp luật phải đáp ứng yêu cầu về năng lực như thế nào?
Lao động tiền lương
Quyền của người giữ chức vụ Chuyên viên về hành chính tư pháp hiện nay là gì?
Lao động tiền lương
Chuyên viên cao cấp về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý có những quyền gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Công chức nghiệp vụ chuyên ngành tư pháp
792 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công chức nghiệp vụ chuyên ngành tư pháp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công chức nghiệp vụ chuyên ngành tư pháp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào