Chương trình giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định như thế nào?
- Nghĩa vụ tổ chức giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc về ai?
- Chương trình, nội dung, thời lượng giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định như thế nào?
- Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có giá trị trong bao lâu?
Nghĩa vụ tổ chức giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc về ai?
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 43 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
...
2. Đơn vị sự nghiệp có các nghĩa vụ sau đây:
...
d) Tổ chức giáo dục định hướng và cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
...
Theo đó, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có nghĩa vụ tổ chức giáo dục định hướng và cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
Chương trình giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định như thế nào?
Chương trình, nội dung, thời lượng giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định như thế nào?
Nội dung giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 gồm có 12 nội dung chính và được hướng dẫn cụ thể về chương trình, thời lượng, nội dung tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
Chương trình giáo dục định hướng có 74 tiết (bao gồm 54 tiết lý thuyết, 20 tiết thực hành, thời gian 45 phút/tiết) với nội dung và thời lượng như sau:
(1) Truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam (thời lượng: 02 tiết, bao gồm: 02 tiết lý thuyết)
(2) Kiến thức cơ bản về pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận lao động (thời lượng: 07 tiết, bao gồm: 07 tiết lý thuyết)
(3) Nội dung cơ bản của các loại hợp đồng liên quan đến việc người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (thời lượng: 06 tiết, bao gồm: 06 tiết lý thuyết)
(4) Kỹ năng chi tiêu, tiết kiệm, gửi tiền về nước trong thời gian làm việc ở nước ngoài (thời lượng: 04 tiết, bao gồm: 03 tiết lý thuyết, 01 tiết thực hành)
(5) Kỷ luật lao động, an toàn và vệ sinh lao động (thời lượng: 12 tiết, bao gồm: 06 tiết lý thuyết, 06 tiết thực hành)
(6) Phong tục tập quán, văn hóa của nước tiếp nhận người lao động (thời lượng: 03 tiết, bao gồm: 03 tiết lý thuyết)
(7) Cách thức ứng xử trong lao động và đời sống (thời lượng: 10 tiết, bao gồm: 06 tiết lý thuyết, 04 tiết thực hành)
(8) Sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc, giao thông, mua bán, sử dụng các dụng cụ, thiết bị phục vụ sinh hoạt đời sống hàng ngày (thời lượng: 08 tiết, bao gồm: 04 tiết lý thuyết, 04 tiết thực hành
(9) Kiến thức cơ bản về cưỡng bức lao động, phòng chống buôn bán người, bình đẳng giới, lạm dụng tình dục, bạo lực giới và các kỹ năng phòng ngừa (thời lượng:08 tiết, bao gồm: 05 tiết lý thuyết, 03 tiết thực hành)
(10) Nội dung cơ bản về bảo hộ công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng và những vấn đề cần phòng ngừa trong thời gian làm việc ở nước ngoài (thời lượng: 06 tiết, bao gồm: 04 tiết lý thuyết, 02 tiết thực hành)
(11) Định hướng về việc tiếp cận cơ hội việc làm sau khi về nước (thời lượng: 02 tiết, bao gồm: 02 tiết lý thuyết)
(12) Thông tin về các địa chỉ và đường dây nóng hỗ trợ người lao động khi gặp khó khăn trong thời gian làm việc ở nước ngoài (thời lượng: 1 tiết, bao gồm: 01 tiết lý thuyết)
(13) Người lao động có 05 tiết để ôn tập và kiểm tra
Ngoài ra, đối với các thị trường, ngành, nghề, công việc có thỏa thuận giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận lao động ngoài quy định về nội dung, chương trình và thời lượng giáo dục định hướng nêu trên, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện theo thỏa thuận.
Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có giá trị trong bao lâu?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Giáo dục định hướng
...
2. Mẫu và thời hạn của giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng:
...
b) Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng có giá trị 24 tháng kể từ ngày cấp. Quá thời hạn trên, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm tổ chức giáo dục định hướng lại. Trường hợp giấy chứng nhận chưa quá thời hạn 24 tháng nhưng người lao động thay đổi doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa đi hoặc thay đổi ngành, nghề, công việc, nước đến làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân phải tiến hành giáo dục định hướng lại những nội dung có thay đổi; người lao động phải được kiểm tra, cấp lại giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng.
Theo đó, Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng có giá trị 24 tháng kể từ ngày cấp.
Quá thời hạn trên, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm tổ chức giáo dục định hướng lại.
Trường hợp giấy chứng nhận chưa quá thời hạn 24 tháng nhưng người lao động thay đổi doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa đi hoặc thay đổi ngành, nghề, công việc, nước đến làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân phải tiến hành giáo dục định hướng lại những nội dung có thay đổi.
Người lao động phải được kiểm tra, cấp lại giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chốt lịch chi trả lương hưu tháng 1, tháng 2/2025 nhận gộp vào ngày nào?
- Chỉ thị mới về chính sách cải cách tiền lương của cán bộ, công chức viên chức: Cần tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên có đúng không?
- Khi nào thì chính thức tăng lương hưu cho người lao động?