Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học có khối lượng kiến thức, thời gian ra sao?
- Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học có khối lượng kiến thức, thời gian ra sao?
- Nội dung chính của các chuyên đề chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên tiểu học như thế nào?
- Mục tiêu cụ thể của chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên tiểu học là gì?
Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học có khối lượng kiến thức, thời gian ra sao?
Căn cứ theo Mục III Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2001/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ khối lượng kiến thức, thời gian và cấu trúc như sau:
Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng
Chương trình gồm 08 chuyên đề, được bố cục thành 03 phần:
- Phần I: Kiến thức chung (gồm 03 chuyên đề).
- Phần II: Kiến thức về hoạt động nghề nghiệp (gồm 05 chuyên đề).
- Phần III: Đánh giá kết quả bồi dưỡng.
Thời gian bồi dưỡng:
- Tổng thời gian là: 03 tuần x 05 ngày làm việc/tuần x 08 tiết/ngày = 120 tiết (có thể tổ chức vào ngày nghỉ, tổng thời gian 120 tiết).
- Phân bổ thời gian:
+ Lý thuyết, thảo luận: 72 tiết;
+ Giải quyết bài tập tình huống, hướng dẫn thực hành: 44 tiết;
+ Đánh giá kết quả bồi dưỡng: 04 tiết.
Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học có khối lượng kiến thức, thời gian ra sao?
Nội dung chính của các chuyên đề chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên tiểu học như thế nào?
Căn cứ theo Mục IV Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2001/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định nội dung chính của các chuyên đề chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên tiểu học như sau:
Chuyên đề 1: Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông
- Những vấn đề chung của quản lý nhà nước (QLNN) về giáo dục phổ thông (GDPT)
- Phân cấp QLNN về GDPT
- Thực thi QLNN về GDPT
Chuyên đề 2: Xu thế phát triển GDPT trên thế giới, chiến lược phát triển GDPT của Việt Nam
- Bối cảnh, xu thế GDPT và những thách thức đối với GDPT ở Việt Nam hiện nay
- Quan điểm và định hướng chiến lược phát triển GDPT của Việt Nam
- Các yêu cầu đảm bảo phát triển GDPT của Việt Nam
Chuyên đề 3: Các quy định của pháp luật về chính sách phát triển đội ngũ GVPT
- Các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) liên quan công tác phát triển đội ngũ GVPT
- Quy định hiện hành liên quan đến đội ngũ GVPT
- Một số kỹ năng cần thiết trong thực thi VBQPPL
Chuyên đề 4: Phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học
- Một số vấn đề chung về phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học
- Một số yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học
- Đánh giá, tự đánh giá và phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học
Chuyên đề 5: Năng lực hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn giáo dục tiểu học
- Những vấn đề chung về hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn giáo dục tiểu học
- Các mô hình, quy trình hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn
- Một số kỹ năng hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn giáo dục tiểu học
- Lập kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn giáo dục tiểu học
Chuyên đề 6: Năng lực tự học và nghiên cứu khoa học (NCKH), ứng dụng kết quả NCKH trong giáo dục học sinh tiểu học
- Năng lực tự học của giáo viên tiểu học
- Năng lực NCKH, ứng dụng kết quả NCKH trong giáo dục học sinh tiểu học
Chuyên đề 7: Chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh tiểu học
- Chuyển đổi số trong giáo dục tiểu học
- Các năng lực chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên
- Kiến thức, kĩ năng CNTT để thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục cho học sinh tiểu học
Chuyên đề 8: Năng lực thích ứng với sự thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên tiểu học
- Những thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên
- Biểu hiện và cấu trúc của năng lực thích ứng
- Các hoạt động phát triển năng lực thích ứng với sự thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên tiểu học
Mục tiêu cụ thể của chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên tiểu học là gì?
Căn cứ theo Mục II Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2001/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ mục tiêu cụ thể của chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên tiểu học như sau:
Mục tiêu chung
Trang bị kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp và bồi dưỡng thái độ tích cực cho học viên trong hoạt động nghề nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
Mục tiêu cụ thể
Sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng học viên có thể:
- Hiểu đúng, đầy đủ, chính xác chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học và có thể triển khai thực hiện vào các nhiệm vụ được giao;
- Phân tích được được những nội dung cơ bản về quản lý nhà nước đối với giáo dục phổ thông;
- Phân tích được các xu thế cập nhật về phát triển giáo dục phổ thông trên thế giới, các quan điểm đổi mới giáo dục tiểu học trong bối cảnh hiện nay;
- Xác định được vai trò, vị trí, trách nhiệm và tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ trước yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Chủ động trong phát triển nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học;
- Thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?