Chứng thực sơ yếu lý lịch trong hồ sơ xin việc? Phân biệt công chứng và chứng thực?

Cho tôi hỏi có cần phải chứng thực sơ yếu lý lịch trong hồ sơ đi xin việc không? Phân biệt công chứng và chứng thực? Câu hỏi của chị Thảo (TP.HCM)

Chứng thực sơ yếu lý lịch trong hồ sơ đi xin việc?

Tại Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP có quy định:

Chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân
1. Các quy định về chứng thực chữ ký tại Mục 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP được áp dụng để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân. Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.
2. Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình. Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.

Theo đó, tờ khai lý lịch cá nhân được áp dụng để chứng thực chữ ký. Tuy nhiên, người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực.

Không chỉ vậy, tại Công văn 1520/HTQTCT-CT năm 2014 có quy định:

...trong thời gian chưa ban hành Luật Chứng thực, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đề nghị các Sở Tư pháp chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người khai Sơ yếu lý lịch; người khai phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai trong lý lịch. ...

Thêm vào đó, tại Công văn 873/HTQTCT-CT năm 2017 quán triệt về chứng thực sơ yếu lý lịch, cụ thể

...
chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người yêu cầu trên Sơ yếu lý lịch theo đúng quy định tại Mục 3, từ Điều 23 đến Điều 26 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.
...

Như vậy, tờ khai sơ yếu lí lịch trong hồ sơ xin việc của cá nhân cần phải chứng thực. Tuy nhiên, người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai sơ yếu lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng thực.

Chứng thực sơ yếu lý lịch trong hồ sơ đi xin việc? Phân biệt công chứng và chứng thực?

Chứng thực sơ yếu lý lịch trong hồ sơ đi xin việc? Phân biệt công chứng và chứng thực? (Hình từ Internet)

Thế nào là công chứng? Thế nào là chứng thực?

(1) Thế nào là công chứng?

Tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 có quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
...

Theo đó, công chứng là việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch. Việc công chứng chỉ được thực hiện đối với các hợp đồng, giao dịch, giấy tờ, tài liệu bằng văn bản.

Đồng thời, tại Điều 77 Luật Công chứng 2014 cũng quy định Công chứng viên cũng có quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.

(2) Thế nào là chứng thực?

Tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
3. “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
4. “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Theo đó, chứng thực là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc.

Phân biệt công chứng và chứng thực?

(1) Điểm giống nhau:

Mặc dù công chứng và chứng thực là hai hình thức khác nhau nhưng đều có một số điểm giống nhau, cụ thể:

- Công chứng, chứng thực là hoạt động dịch vụ công, được nhà nước uỷ quyền và do những người có thẩm quyền theo quy định pháp luật thực hiện.

- Người yêu cầu công chứng, chứng thực đều phải đóng phí theo khung quy định của pháp luật.

- Hợp đồng, giao dịch được công chứng hoặc được chứng thực đều có giá trị pháp lý và ràng buộc trách nhiệm đối với các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

- Việc công chứng, chứng thực phải tuân theo trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật.

(2) Điểm khác nhau:

Tiêu chí

Công chứng

Chứng thực

Người thực hiện

- Chỉ có công chứng viên được thực hiện

- Chứng nhận hợp đồng, giao dịch dân sự.

- Đảm bảo tính hợp pháp của nội dung hợp đồng, giao dịch.

(khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014)

- Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

- Công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng;

- Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

(khoản 9 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP)

Bản chất

- Chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản;

- Chứng nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.

(khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014)

- Cấp bản sao từ sổ gốc

- Chứng thực bản sao từ bản chính

- Chứng thực chữ ký

- Chứng thực hợp đồng, giao dịch

- Chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

(khoản 1, 2, 3, 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP)

Trách nhiệm

- Người thực hiện bảo đảm nội dung của hợp đồng, giao dịch

- Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch

- Công chứng mang tính pháp lý cao hơn.

(khoản 4 Điều 4 Luật Công chứng 2014)

- Người yêu cầu chứng thực phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ;

- Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao đúng với bản chính.

(Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP

khoản 2 Điều 8 Nghị định 23/2015/NĐ-CP

khoản 2 Điều 19 Nghị định 23/2015/NĐ-CP)

Địa điểm thực hiện

Tổ chức hành nghề công chứng gồm:

- Phòng công chứng

- Văn phòng công chứng

(khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng 2014)

Có thể thực hiện tại một trong các địa điểm sau đây:

- Phòng Tư pháp cấp huyện;

- Uỷ ban nhân dân xã, phường;

- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài;

- Phòng công chứng

- Văn phòng công chứng

(Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP)

Giá trị pháp lý

- Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu.

- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

(Điều 5 Luật Công chứng 2014)

- Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch.

- Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

- Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

(Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP)

Trách nhiệm bồi thường

Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường cho người yêu cầu công chứng; công chứng viên phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường.

(Điều 38 Luật Công chứng 2014)

Người thực hiện chứng thực gây thiệt hại thì sẽ bị xử lý kỷ luật, bồi thường theo quy định của pháp luật.

(Điều 44 Nghị định 23/2015/NĐ-CP)

Sơ yếu lý lịch xin việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chứng thực sơ yếu lý lịch trong hồ sơ xin việc? Phân biệt công chứng và chứng thực?
Lao động tiền lương
Sơ yếu lý lịch xin việc có cần đi công chứng hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Sơ yếu lý lịch xin việc
2,822 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sơ yếu lý lịch xin việc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào