Chứng minh viên chức quốc phòng bị tạm giữ trong trường hợp nào?
Chứng minh viên chức quốc phòng bị tạm giữ trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 59/2016/NĐ-CP có quy định các trường hợp tạm giữ chứng minh như sau:
Tạm giữ Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng bị tạm giữ Chứng minh trong thời gian bị tạm giữ, bị tạm giam, chấp hành án phạt tù.
2. Trong thời gian quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng bị tạm giữ Chứng minh, cơ quan tạm giữ Chứng minh cho phép quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được sử dụng Chứng minh của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.
3. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được trả lại Chứng minh khi hết thời hạn bị tạm giữ, bị tạm giam, chấp hành xong án phạt tù nếu được tiếp tục phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
Bên cạnh đó, theo Điều 12 Nghị định 59/2016/NĐ-CP được hướng dẫn thêm bởi Điều 11 Thông tư 218/2016/TT-BQP, cụ thể như sau:
Tạm giữ Chứng minh
1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng bị tạm giữ Chứng minh trong thời gian bị tạm giữ, bị tạm giam, chấp hành án phạt tù.
2. Trong thời gian sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng bị tạm giữ Chứng minh, cơ quan tạm giữ Chứng minh cho phép sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được sử dụng Chứng minh của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.
3. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được trả lại Chứng minh khi hết thời hạn bị tạm giữ, bị tạm giam, chấp hành xong án phạt tù nếu được tiếp tục phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
Theo đó Chứng minh viên chức quốc phòng bị tạm giữ trong trường hợp viên chức quốc phòng bị tạm giữ, bị tạm giam, chấp hành án phạt tù.
Chứng minh viên chức quốc phòng bị tạm giữ trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Viên chức quốc phòng bị cấm thực hiện những hành vi nào trong việc sử dụng, quản lý Chứng minh viên chức quốc phòng?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 59/2016/NĐ-CP có quy định về hành vi bị cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Làm giả, làm sai lệch dữ liệu, nội dung Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
2. Hủy hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
3. Cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại, thu hồi, tạm giữ Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trái với quy định của Nghị định này.
Như vậy, khi được cấp và sử dụng Chứng minh viên chức quốc phòng thì viên chức quốc phòng không được thực hiện các hành vi bị cấm cụ thể như sau:
- Làm giả, làm sai lệch dữ liệu, nội dung của Chứng minh viên chức quốc phòng.
- Hủy hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép đối với Chứng minh viên chức quốc phòng.
Viên chức quốc phòng có trách nhiệm gì trong quản lý, sử dụng chứng minh viên chức quốc phòng?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 59/2016/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo xây dựng dữ liệu quản lý, bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất cho công tác quản lý Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng;
b) Quy định quy cách, phôi, mẫu biểu, chất liệu Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng;
c) Kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
2. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có trách nhiệm:
a) Quản lý, sử dụng Chứng minh đúng mục đích quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
b) Xuất trình Chứng minh theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Khi xuất cảnh ra nước ngoài phải để Chứng minh tại đơn vị quản lý.
3. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm giám sát, phát hiện, phản ánh cho các đơn vị quân đội hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vi phạm trong việc quản lý, sử dụng Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Theo đó ngoài việc không được thực hiện các hành vi bị cấm thì viên chức quốc phòng có trách nhiệm như sau:
- Viên chức quốc phòng phải quản lý, sử dụng Chứng minh đúng mục đích theo quy định pháp luật
- Xuất trình Chứng minh theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Khi viên chức quốc phòng xuất cảnh ra nước ngoài phải để Chứng minh tại đơn vị quản lý.
- Ngoài ra viên chức quốc phòng còn có trách nhiệm giám sát, phát hiện, phản ánh cho các đơn vị quân đội hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vi phạm trong việc quản lý, sử dụng Chứng minh viên chức quốc phòng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?