Chu kỳ kinh tế là gì? Khi kinh tế ảnh hưởng đến mức lương tối thiểu thì cơ quan nào có quyền xem xét điều chỉnh?

Chu kỳ kinh tế được hiểu như thế nào? Khi kinh tế ảnh hưởng đến mức lương tối thiểu thì cơ quan nào có quyền xem xét điều chỉnh?

Chu kỳ kinh tế là gì?

Chu kỳ kinh tế, hay còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của nền kinh tế qua các giai đoạn có tính lặp đi lặp lại. Chu kỳ này được đo lường dựa trên sự thay đổi của GDP thực tế của một quốc gia. Chu kỳ kinh tế thường gồm bốn giai đoạn chính:

- Suy thoái: Giai đoạn này đánh dấu sự giảm sút trong hoạt động kinh tế, với GDP giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng.

- Khủng hoảng: Đây là giai đoạn tồi tệ nhất của chu kỳ, khi nền kinh tế đạt đến điểm thấp nhất, với mức độ thất nghiệp cao và sản xuất giảm mạnh.

- Phục hồi: Giai đoạn này bắt đầu khi nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng trở lại, với GDP tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm.

- Hưng thịnh: Đây là giai đoạn nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, với GDP tăng cao và tỷ lệ thất nghiệp thấp.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Chu kỳ kinh tế là gì? Khi kinh tế ảnh hưởng đến mức lương tối thiểu thì cơ quan nào có quyền xem xét điều chỉnh?

Chu kỳ kinh tế là gì? Khi kinh tế ảnh hưởng đến mức lương tối thiểu thì cơ quan nào có quyền xem xét điều chỉnh?

Khi kinh tế ảnh hưởng đến mức lương tối thiểu thì cơ quan nào có quyền xem xét điều chỉnh?

Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về mức lương tối thiểu như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Như vậy, khi nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động và tác động đến việc điều chỉnh mức lương tối thiểu thì Chính phủ sẽ quy định chi tiết, quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Cơ quan tư vấn cho Chính phủ về mức lương tối thiểu là cơ quan nào?

Căn cứ tại Điều 92 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Hội đồng tiền lương quốc gia
1. Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ về mức lương tối thiểu và chính sách tiền lương đối với người lao động.
2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia bao gồm các thành viên là đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương và chuyên gia độc lập.
3. Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Theo đó, Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ về mức lương tối thiểu và chính sách tiền lương đối với người lao động.

Đồng thời, căn cứ Điều 51 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia
1. Hội đồng tiền lương quốc gia có 17 thành viên, bao gồm: 05 thành viên đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 05 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 05 thành viên đại diện của một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương; 02 thành viên là chuyên gia độc lập (sau đây gọi là thành viên độc lập). Trong đó:
a) Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia là 01 Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) 03 Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia, gồm: 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam;
c) Các thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia còn lại, gồm: 04 thành viên đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 04 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 03 thành viên đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương (gồm 01 thành viên đại diện của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, 02 thành viên là đại diện của hai hiệp hội ngành nghề ở trung ương có sử dụng nhiều lao động); 02 thành viên độc lập là chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực lao động, tiền lương, kinh tế - xã hội (không bao gồm chuyên gia, nhà khoa học đang công tác tại cơ quan, đơn vị, viện nghiên cứu, trường đại học thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương).
2. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này và ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên khác của Hội đồng tiền lương quốc gia quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Nhiệm kỳ bổ nhiệm thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia không quá 05 năm.
3. Hội đồng tiền lương quốc gia có Bộ phận kỹ thuật và Bộ phận thường trực để giúp Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng xây dựng các báo cáo kỹ thuật liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng và thực hiện công tác hành chính của Hội đồng. Thành viên Bộ phận kỹ thuật và Bộ phận thường trực là người của các cơ quan tham gia thành viên Hội đồng, các cơ quan, tổ chức có liên quan, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

Như vậy, Hội đồng tiền lương quốc gia có 17 thành viên, cụ thể:

- 05 thành viên đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- 05 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

- 05 thành viên đại diện của một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương;

- 02 thành viên là chuyên gia độc lập (sau đây gọi là thành viên độc lập).

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào