Chính thức mức xử phạt vi phạm giao thông xe máy 2025 không gương, người lao động đi làm bằng xe máy không gương bị phạt bao nhiêu?
- Mức xử phạt vi phạm giao thông xe máy 2025 không gương, người lao động đi làm bằng xe máy không gương bị phạt bao nhiêu?
- Cơ quan công đoàn có chế độ công tác phí thanh toán tiền khoán tự túc phương tiện cho cán bộ công chức viên chức thế nào?
- Cán bộ công đoàn không chuyên trách sử dụng giờ làm việc để làm công tác công đoàn thì có được trả lương không?
Mức xử phạt vi phạm giao thông xe máy 2025 không gương, người lao động đi làm bằng xe máy không gương bị phạt bao nhiêu?
Theo Điều 14 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
b) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;
c) Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;
d) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
đ) Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.
...
Theo đó mức xử phạt vi phạm giao thông xe máy 2025 không gương được quy định cụ thể, người lao động đi làm không bằng xe máy không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng có thể bị phạt từ tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Mức xử phạt vi phạm giao thông xe máy 2025 không gương, người lao động đi làm bằng xe máy không gương bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Cơ quan công đoàn có chế độ công tác phí thanh toán tiền khoán tự túc phương tiện cho cán bộ công chức viên chức thế nào?
Theo khoản 2 Điều 24 Quy định kèm theo Quyết định 1411/QĐ-TLĐ năm 2024 quy định cán bộ công chức viên chức thuộc cơ quan công đoàn được hưởng chế độ công tác phí thanh toán tiền khoán tự túc phương tiện như sau:
- Đối với cán bộ công chức viên chức có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,7 trở lên đủ tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô đưa đi công tác tự nguyện đăng ký thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô khi đi công tác: Mức thanh toán khoán kinh phí sử dụng xe ô tô khi đi công tác thực hiện theo Nghị định 72/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô và các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Đối với cán bộ công chức viên chức trong các cơ quan công đoàn không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với các xã thuộc địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và từ 15 km trở lên (đối với các xã còn lại) mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm đi công tác và được quy định trong quy chế quản lý tài chính, tài sản công đoàn của đơn vị.
Cán bộ công đoàn không chuyên trách sử dụng giờ làm việc để làm công tác công đoàn thì có được trả lương không?
Theo khoản 5 Điều 4 Luật Công đoàn 2012 quy định thì cán bộ công đoàn không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm được Đại hội công đoàn, Hội nghị công đoàn các cấp bầu ra hoặc được Ban chấp hành công đoàn chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh từ Tổ phó tổ công đoàn trở lên.
Theo Điều 24 Luật Công đoàn 2012 quy định:
Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí nơi làm việc và tạo điều kiện về phương tiện làm việc cần thiết cho công đoàn cùng cấp hoạt động.
2. Cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng 24 giờ làm việc trong một tháng đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở; 12 giờ làm việc trong 01 tháng đối với Ủy viên Ban chấp hành, Tổ trưởng, Tổ phó tổ công đoàn để làm công tác công đoàn và được đơn vị sử dụng lao động trả lương. Tuỳ theo quy mô cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và đơn vị sử dụng lao động thoả thuận về thời gian tăng thêm.
3. Cán bộ công đoàn không chuyên trách được nghỉ làm việc và được hưởng lương do đơn vị sử dụng lao động chi trả trong những ngày tham dự cuộc họp, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập; chi phí đi lại, ăn ở và sinh hoạt trong những ngày tham dự cuộc họp, tập huấn do cấp công đoàn triệu tập chi trả.
4. Cán bộ công đoàn không chuyên trách do đơn vị sử dụng lao động trả lương, được hưởng phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
5. Cán bộ công đoàn chuyên trách do Công đoàn trả lương, được đơn vị sử dụng lao động bảo đảm quyền lợi và phúc lợi tập thể như người lao động đang làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Theo đó cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng giờ làm việc để làm công tác công đoàn và được đơn vị sử dụng lao động trả lương. Cụ thể như sau:
- Được sử dụng 24 giờ làm việc trong một tháng đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở;
- Được sử dụng 12 giờ làm việc trong 01 tháng đối với Ủy viên Ban chấp hành, Tổ trưởng, Tổ phó tổ công đoàn.
Tuy nhiên, tuỳ theo quy mô cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và đơn vị sử dụng lao động thoả thuận về thời gian tăng thêm.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?